Trải qua nhiều thế kỷ, sự tiến hóa của loài người được gắn liền với những tư liệu thông qua ghi chép của con người và về sau người ta gọi là sách lịch sử, rồi đến văn học, thơ ca và những kinh nghiệm được lưu giữ qua sách như nông học, khoa học kỹ thuật, thiên văn học và những nghiên cứu các lĩnh vực phục vụ cho đời sống xã hội, pháp luật…
Sách giúp cho tư duy, trí tuệ của con người mở mang hiểu biết, thông qua sách con người hiểu được lịch sử, truyền thống, phong tục và đặc biệt là học tập nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật.
Việt |
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng vì vậy để bang giao giữa những ngôn ngữ với nhau vai trò của sách đóng vị trí quan trọng hàng đầu, bởi vậy không có sách hay không đọc sách sẽ không có tri thức.
Nhà văn nối tiếng thế giới M. Gooki nói rằng: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Với nhà văn M. Gooki để trở thành nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản ông tự học qua sách vở là chính, bởi sách là nguồn tài sản trí tuệ vô tận .
Hàng ngày sách báo là món ăn tinh thần sau những giờ lao động mệt mỏi, nếu không có sách báo thì những diễn biến, những thay đổi hàng ngày trên thế giới chúng ta sẽ không hiểu được và sẽ trở nên lạc hậu.
Cách đây hơn 2500 (tức là trước Công Nguyên khoảng 500 năm) chỉ trong vòng 20 năm loài người có được những nhân vật lịch sử cùng thời như Chúa jesu, Phật Thích Ca Mâu ni, Lão Tử và Khổng Tử.
Thông qua sách vở mà chúng ta mới biết được và có được thuyết về Thiên Chúa Giáo của Chúa jesu , Thuyết vi vô của Phật Thích Ca, thuyết vi vô của Lão Tử và Khổng Tử. Nhờ sách báo mà con người mới hiểu biết thế giới xung quanh, mới hiểu được sự tiến hóa vĩ đại của xã hội loài người, sách báo giúp cho con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, giúp cho con người hiểu biết Thiên, Địa, Nhân .
Hàng triệu tác phẩm văn học ,đề tài khoa học được thông qua sách báo nhằm đưa nền giáo dục là chìa khóa mở đường cho sự phát triển xã hội.
Những cuốn sách lịch sử vĩ đại như “Sử ký Tư Mã Thiên” là bộ sử có một không hai để lại cho muôn đời vô cùng quý giá, ở Việt Nam cũng nhiều bộ lịch sử quý giá như “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Đại Nam Thực Lục Chính Biên” và nhiều bộ sử khác. Về văn học không chỉ ở Việt
Đến nay khi thế giới công nghệ đã cơ bản hoàn thiện, trên mạng xã hội thông qua internet chúng ta càng được tiếp cận nhanh hơn về những biến đổi qua từng giờ từng phút, nhưng sách báo vẫn là công cụ truyền thông có độ tin cậy cao nhất và giữ lại được những khoảnh khắc lâu dài và dễ tìm nhất.
Gần đây và hiện tại bạn bè tôi ở TP Hồ Chí Minh đã lập một nhóm gọi là: “Dự án sách hay cho học sinh tiểu học”. Những người bạn này đã đem đến cho hơn 40 huyện với hàng trăm trường tiểu học trên cả nước với hàng triệu cuốn sách hay, nhằm nâng cao kiến thức và giúp học sinh phát triển tư duy.
Trải qua hàng ngàn năm ,nhờ bút tích của vô vàn tác giả ghi chép, sáng tác và nghiên cứu ở tất cả các lĩnh vực đã để lại cho muôn hậu thế nhiều cuốn sách và hình ảnh tư liệu lịch sử quý giá, giúp cho tương lai ngược thời gian thấu hiểu và trân trọng gìn giữ truyền thống, phát huy tinh hoa của dân tộc.
Người xưa đã có câu "Một kho vàng không bằng một nang sách" bởi sách là tài sản vô giá của nhân loại, sách giữ lại cho con người suy nghĩ, tâm tư tình cảm, giữ lại những ký ức, những khoảnh khắc tươi đẹp, giữ lại cho đời những tìm tòi, phát minh sáng chế.
Quyển sách dù dày hay mỏng nhưng đó cũng là tác phẩm mà tác giả đã gửi vào đó cả trách nhiệm và tâm huyết cho đời.
Mỗi một tác phẩm khác nhau đều có giá trị nhất định, như truyện tiếu lâm chẳng hạn, tác giả ghi lại những ký ức vui, viết lên để cho người đọc cười sảng khoái, làm cho người ta quên đi cái vất vả sau những giờ lao động, bởi vậy chúng ta luôn tôn trọng, quý trọng những tác giả đã để lại cho đời những tác phẩm, đó là để lại kho tri thức vô tận cho chúng ta.