Sai lầm của người sử dụng smartphone vào mùa hè
Kinhtedothi- Mùa hè là thời điểm mà nhiều người thường mắc phải sai lầm khi sử dụng smartphone.
Trong thời tiết khắc nghiệt của mùa hè, người dùng có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến smartphone như giảm tuổi thọ pin, cháy màn hình hoặc các lỗi hoạt động không mong muốn.

Cảnh báo: sai lầm của người sử dụng smartphone vào mùa hè
Được biết, các smartphone được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong khoảng từ 0 đến 35°C. Nếu vượt quá giới hạn này, không chỉ hiệu suất của máy bị giảm mà còn có nguy cơ hư hỏng vĩnh viễn. Do đó, nếu smartphone bị chiếu trực tiếp dưới ánh nắng, màn hình có thể bị cháy khiến thiết bị không còn khả năng sử dụng.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ quá cao, smartphone sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ nhiệt, yêu cầu người dùng không sử dụng cho đến khi máy nguội. Điều này gây khó khăn cho người dùng trong quá trình muốn thao tác trên máy.
Lưu ý, việc sạc smartphone khi pin còn nóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của pin. Nếu pin bị xả do nhiệt, người dùng cần đợi cho đến khi máy nguội trước khi sạc.
Đặc biệt, nếu sử dụng xe ô tô, người dùng cần cẩn trọng khi cất điện thoại trong ngăn đựng găng tay. Bởi thực tế, nhiệt độ trong không gian kín của xe giống như một cái lò nướng. Ngay cả khi không sử dụng, các linh kiện vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Hệ thống cảm biến nhiệt độ hoặc sạc không dây có thể ngừng hoạt động mà không báo trước, dẫn đến lỗi bất thường theo thời gian.
Do đó, người dùng không nên để smartphone trong xe dưới trời nắng. Nếu chưa cần sử dụng thì hãy mang theo bên mình hoặc để nơi râm mát, giảm thiểu rủi ro cho thiết bị của mình.
Ngoài ra cần hạn chế dùng 3G/4G để truy cập mạng thời gian dài. Việc truy cập mạng là một nhu cầu thiết yếu khi sử dụng điện thoại di động, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn wifi cho việc này. Việc sử dụng 3G hoặc 4G để truy cập mạng trong thời gian dài sẽ khiến vi xử lý phải làm việc liên tục, sinh nhiệt. Vì vậy, bạn chỉ nên bật dữ liệu di động hoặc Wifi khi thực sự cần dùng tới, tránh giữ ở chế độ tự động kết nối, bắt điện thoại phải hoạt động liên tục.
Không nên để các thiết bị gần nhau. Cũng giống như không nên để điện thoại cạnh các nguồn dây nóng, bạn cũng không nên để các thiết bị điện thoại, sạc dự phòng, laptop… ở gần cạnh nhau. Vì khi sử dụng, các thiết bị này đều hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt, đặt cạnh nhau chúng sẽ tự hấp thụ và giữ nhiệt, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là gây cháy nổ.
Người dùng cũng cần lưu ý quản lý ứng dụng một cách hợp lý. Tránh tình trạng cài hoặc sử dụng các ứng dụng cùng một lúc vì nó dễ dàng làm điện thoại thông minh nhanh nóng. Các ứng dụng nào không quá quan trọng thì nên để ở chế độ tắt và đảm bảo rằng chúng không đang chạy ngầm dẫn đến nóng máy. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng và hệ điều hành để hệ thống dễ dàng khắc phục các sự cố như hao pin, nóng máy, tình trạng thiếu ổn định…

Những smartphone nào của Xiaomi bị ngừng hỗ trợ ?
Kinhtedothi- Xiaomi mới đây đã mở rộng danh sách End-of-Life (EOL), chấm dứt hỗ trợ phần mềm cho hơn 12 điện thoại thông minh thuộc các thương hiệu Xiaomi, Redmi và POCO.

Có an toàn khi sạc pin smartphone qua đêm?
Kinhtedothi- Nhiều người dùng có thói quen sạc pin điện thoại qua đêm. Dù vậy, nhiều người vẫn lo lắng liệu vấn đề này có an toàn?

iPhone 20 là cuộc cách mạng cho ngành smartphone?
Kinhtedothi- Apple đang phát triển mẫu iPhone để kỷ niệm 20 năm của dòng iPhone.