Chi phí cho việc thu hồi hàng triệu chiếc điện thoại thông minh màn hình lớn Galaxy Note 7 của Samsung Electronics Co. sẽ không hề rẻ. Theo ước tính của Bloomberg, công ty điện tử Hàn Quốc này có thể mất tới hơn 1 tỷ USD, sau khi đưa ra quyết định thay thế tất cả các 2,5 triệu chiếc điện thoại Note 7 đã được bán ra thị trường cách đây hai tuần. Samsung chỉ nói số tiền cho việc thu hồi là "đau xót." Khoảng ba chục chiếc Note 7 đã được phát hiện có lỗi pin có thể bốc cháy và phát nổ.
Thời gian này thực sự là không thể tồi tệ hơn với "Gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc. Samsung đã có lúc thăng hoa với sự thành công của mẫu Galaxy S7, giúp đưa cổ phiếu của hãng đạt một kỷ lục vào tháng trước và nâng lợi nhuận hàng quý của hãng cao nhất trong hai năm - tất cả những điều này diễn ra trong một thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang bất ổn. Note 7 được cho là mẫu điện thoại tiên phong trong cuộc đối đầu không khoan nhượng với mẫu iPhone mới của Apple Inc. dự kiến sẽ được công bố trong tuần này. Là người lãnh đạo trên thị trường điện thoại thông minh dựa trên nền tảng Android, Samsung không thể mạo hiểm với bất kỳ điều gì có thể gây tổn hại đến thương hiệu của mình. "Thiệt hại tiềm năng cho danh tiếng lớn hơn nhiều so với thiệt hại tài chính ngắn hạn," ông Chang Sea Jin, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết khi trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg. Ước tính từ Credit Suisse Group AG, Công ty Chứng khoán Daishin và Pelham Smithers Associates cho thấy chi phí của thu hồi Note 7 của Samsung vào khoảng trên dưới 1 tỷ USD. Khi được hỏi về tác động tài chính, Koh Dong Jin, người đứng đầu mảng kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung, cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu 2/9 tại Seoul rằng đó là một "số tiền đau xót. '' Tuy nhiên, tác động của vụ thu hồi này ước tính chỉ chiếm ít hơn 5% lợi nhuận sau thuế dự kiến của Samsung là 23.000 tỷ won (20,6 tỷ USD) trong năm nay. Và nó thực sự không rõ ràng cho dù một phần của chi phí, nếu có, sẽ được gánh vác bở Samsung SDI Co., nhà sản xuất pin liên kết của công ty. Trong khi Samsung chưa cho biết nhà cung cấp pin cho Note 7, công ty pin sẽ có lẽ cũng chịu một số chi phí của việc thu hồi. Theo tờ Korea Economic Daily, Samsung SDI cung cấp 70% pin cho Samsung Electronics, trong khi hãng sản xuất pin của Trung Quốc Amperex Technology Ltd cung cấp 30%. Theo ước tính của Credit Suisse, Samsung Electronics được khoảng 600 USD doanh thu và 108 USD lợi nhuận hoạt động cho mỗi chiếc Note 7 được bán ra. Keon Han, chuyên gia phân tích của hãng Credit Suisse nhận định Samsung có lẽ sẽ nhắm tới các lô hàng từ 4 triệu-5 triệu chiếc trong quý hiện tại và 8 triệu-9 triệu chiếc trong ba tháng cuối cùng của năm 2016. Câu hỏi lớn hơn trong những tuần sắp tới Samsung sẽ phải chịu bao nhiêu thiệt hại từ vụ thu hồi có thể gây ra cho thương hiệu của họ. Sau những tranh chấp pháp lý đau đớn với Apple, công ty này đã nỗ lực để xây dựng lại danh tiếng của mình về chất lượng và đổi mới thông qua sự tiên phong của các thiết bị màn hình lớn và màn hình cong. Khi Note 7 được phát hành, nó thu hút được những đánh giá thuận lợi và doanh số bàn hàng ban đầu cho thấy một tương lai vượt trội hơn mẫu iPhone mới. Thế nhưng, mọi sự đảo lộn một cách nhanh chóng, và bây giờ, hoạt động bán hàng Note 7 đang được tạm dừng tại 10 quốc gia nơi mà mẫu điện thoại này bán ra. "Lần lợi thế mà họ đã có trên iPhone, bây giờ đã bốc hơi," Bryan Ma, một nhà phân tích của IDC tại Singapore cho biết. "Nó rõ ràng sẽ giáng một đòn vào doanh thú quý này của Samsung, nhưng nếu họ có những động thái giải quyết tức thì vấn đề và ngay lập tức quay lại, thì sẽ không có tác động lâu dài." Trong khi việc thu hồi là một vết đen cho Samsung, thì đó cũng là một phản ứng khá nhanh với một sản phẩm khiếm khuyết nghiêm trọng. Samsung Electronics, một đế chế trải dài với hơn 320.000 nhân viên, làm ra tất cả mọi thứ từ chất bán dẫn và các thiết bị mạng, điện thoại thông minh và máy điều hòa không khí và lò vi sóng. Sanghyun Park, chuyên gia phân tích chứng khoán tại Pelham Smithers Associates, cho biết ông tin rằng các quyết định thu hồi toàn cầu đến trực tiếp từ Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae Yong, con trai của Chủ tịch Lee Kun Hee. Lee Jae Yong đã tạm thay công việc của cha ông kể từ khi ông Lee Kun Hee phải nhập viện sau một cơn đau tim hồi tháng 5/2014. "Thật sự không có ai ở Samsung có thể đưa ra một quyết định táo bạo nào khác hơn anh ta," ông Park nói. Là một thành viên của gia đình sáng lập Samsung, Lee muốn bảo vệ danh tiếng của công ty được thành lập bởi ông nội của anh ta, Park nói.