Sập bẫy đầu tư MoMo Pro giả mạo, nhiều người mất hàng trăm triệu đồng
Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua ứng dụng giả mạo có tên MoMo Pro, khiến nhiều người dân sập bẫy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Nhiều người dân sập bẫy bởi tin nhắn mời chào tham gia quỹ đầu tư MoMo Pro.
Theo Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn lừa đảo thông qua việc mời chào người dân đầu tư vào ứng dụng giả mạo có tên MoMo Pro. Nhiều nạn nhân đã bị chiếm đoạt số tiền lớn.
Trường hợp mới nhất là anh H (sinh năm 1991, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị lừa mất 330 triệu đồng. Theo đơn trình báo, anh H nhận được tin nhắn qua ứng dụng Messenger với nội dung thông báo trúng thưởng từ MoMo Pro, có giao diện gần giống với ứng dụng MoMo chính thức.
Do tin tưởng, anh H đã tải ứng dụng MoMo Pro và đăng nhập để nhận thưởng. Sau đó, các đối tượng mời chào anh tham gia hệ thống “quỹ đầu tư MoMo Pro”, với cam kết mỗi lần nạp tiền sẽ được nhận lợi nhuận lên tới 50% so với số vốn bỏ ra.
Tin lời, anh H đã 3 lần nạp tiền, tổng cộng 330 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện thao tác rút tiền, hệ thống báo lỗi và yêu cầu anh nộp thêm 330 triệu đồng nữa để được rút tiền. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, anh H mới biết mình bị lừa và đã trình báo cơ quan công an.
Để phòng tránh các hành vi lừa đảo tương tự, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân:
Ứng dụng MoMo hiện không có bản nâng cấp nào mang tên MoMo Pro. Người dân cần tìm hiểu kỹ các ứng dụng thanh toán điện tử chính thống, tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link lạ hoặc tải ứng dụng từ nguồn không xác thực.
Không tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội có dấu hiệu “kêu gọi đầu tư”. Cần cảnh giác với những lời mời chào đầu tư sinh lời cao bất thường - đây có thể là chiêu trò của các đối tượng lừa đảo.
Tuyệt đối không giao dịch tài chính với các nền tảng, cá nhân không rõ nguồn gốc. Những lời hứa hẹn lợi nhuận cao thường đi kèm rủi ro lừa đảo.
Thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ đoạn lừa đảo qua báo chí, truyền hình, mạng xã hội và chia sẻ để nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Đắk Lắk: khởi tố cựu Phó chủ tịch xã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Kinhtedothi - Ngày 11/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối tượng Bạch Biên Hòa (38 tuổi) trú tại xã Hòa Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng xã hội
Kinhtedothi - Ngày 11/5, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo qua mạng xã hội và tìm được một học sinh bỏ nhà không rõ đi đâu.

Hà Nội: Cảnh báo lừa đảo tinh vi khi mua – bán vàng bạc online
Kinhtedothi - Công an TP Hà Nội cho biết, trong bối cảnh giá vàng bạc liên tục tăng cao và biến động, nhu cầu mua vàng của người dân tăng mạnh. Lợi dụng tâm lý muốn tích trữ tài sản an toàn và sinh lời nhanh chóng, nhiều đối tượng đã mạo danh các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Công an TP Hà Nội đã đưa ra những thủ đoạn phổ biến, cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tinh vi khi mua - bán vàng bạc online.