Sập mỏ than ở Ấn Độ. |
Theo đó, hiện còn hơn 20 người vẫn đang bị mắc kẹt trong hầm mỏ Lalmatia thuộc sở hữu của công ty TNHH Mỏ than miền Đông (ECL). “Cho đến thời điểm này, có 9 thi thể đã được xác định danh tính”, đại diện văn phòng ECL cho biết.
Các hoạt động cứu hộ đang được tiến hành tích cực, con số chính xác của những người còn mắc kẹt dưới mỏ vẫn chưa được xác định. Giới truyền thông địa phương cho biết, ngành than Ấn Độ có tiếng về độ thiếu an toàn, với 135 vụ tai nạn liên quan đến sập hầm mỏ vào năm 2015, khiến 37 người thiệt mạng và 141 người khác bị thương. Điều này càng làm nổi bật điều kiện làm việc thiếu an toàn của ngành này tại Ấn Độ.
Giới chức Ấn Độ cho biết, hoạt động tại mỏ ở Godda cách khoảng 280 km từ nguồn vốn nhà nước đã được tạm dừng, để kiểm tra tính an toàn. ECL là công ty con của một tập đoàn khai thác than lớn nhất thế giới. Bãi thải nằm gần khu mỏ khai thác và hoạt động khai thác mỏ do một công ty tư nhân thuê ngoài đảm nhận. Theo đó, ECL chiếm khoảng 9% tổng sản lượng 50 triệu tấn than của Ấn Độ.
Người phát ngôn cảnh sát bang Jharkhand, ông R.K. Mullick cho biết: “Vào thời điểm đó, khoảng 40 người đang làm việc tại khu mỏ. Một số người trong số họ đã tìm cách trốn thoát. Một số người bị thương”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendar Modi viết trên trang mạng xã hội Twitter rằng ông cảm thấy "buồn trước sự thiệt hại về người tại mỏ than ở Jharkhand. Chính quyền bang này và Bộ trưởng Than Ấn Độ Piyush Goyal đang giúp đỡ giải quyết vụ việc.
Than chiếm khoảng 70% sản xuất điện của Ấn Độ và nước này được coi là quốc gia sản xuất than lớn thứ 3 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành than Ấn Độ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trong những năm gần đây vì nhiều lý do, bao gồm các cuộc đình công, tai nạn, và cuộc biểu tình…