Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sau vụ nổ bí ẩn, cảm biến hạt nhân toàn cầu của Nga tê liệt

Kinhtedothi - Cơ quan hạt nhân quốc gia Nga, Rosatom, thừa nhận rằng một số nhân viên đã thiệt mạng sau một sự cố xảy ra trong vụ thử động cơ tên lửa gần Biển Trắng ở miền Bắc nước này hôm 8/8.
Ăng-ten của một cơ sở thử nghiệm công nghệ địa chấn và siêu âm của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO). 
Reuters dẫn lời nhà điều hành mạng lưới cảm biến phóng xạ toàn cầu hôm 19/8 cho biết, 2 địa điểm của Nga gần nhất với vụ nổ hôm 8/8 đã không còn hoạt động, dấy lên nhiều nghi vấn. Bộ Quốc phòng Nga, nơi điều hành 2 trạm này, hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Trước đó, Cơ quan hạt nhân quốc gia Nga, Rosatom, thừa nhận rằng một số nhân viên đã thiệt mạng sau một sự cố xảy ra trong vụ thử động cơ tên lửa gần Biển Trắng ở miền Bắc nước này. Vụ nổ được cho đã gây ra sự gia tăng đột biến phóng xạ ở một TP gần đó, và phải dùng iốt làm giảm ảnh hưởng của phơi nhiễm phóng xạ.
Chính quyền Moscow đã không đưa ra lời giải thích chính thức nào về lý do tại sao vụ nổ gây ra sự gia tăng phóng xạ, trong khi các chuyên gia hạt nhân Mỹ nghi ngờ Nga đang thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mà Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố hồi năm ngoái.
Theo phát ngôn viên của CTBTO, quan chức Nga báo cáo rằng 2 trạm giám sát của nước này gần vụ nổ đã ngừng truyền tin vào ngày 10/8 vì lý do trục trặc trong mạng kết nối.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sự cố là do mất điện đơn thuần hay các trạm đang bị cố tình can thiệp. Tuy nhiên theo giám đốc Chương trình không phổ biến hạt nhân Đông Á tại Viện Middlebury, Jeffrey Lewis, Nga sẽ không cố làm điều vô ích đó bởi mạng lưới các cảm biến quốc tế quá dày đặc để một quốc gia che giấu bất cứ sự cố hạt nhân nào.
Hệ thống cảm biến hạt nhân của CTBTO bao gồm hơn 300 trạm địa chấn, thủy âm, siêu âm và hạt nhân phóng xạ rải rác khắp thế giới, kết nối với nhau nhằm mục đích phát hiện và định vị thử nghiệm hạt nhân ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, công nghệ này cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác, chẳng hạn như khi CTBTO chuyển dữ liệu từ 2 trạm thủy âm đến Argentina vào năm 2017 để giúp xác định mảnh vỡ của một chiếc tàu ngầm bị mất tích.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ