Kinhtedothi-Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ngãi có 640 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao còn hiệu lực, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Địa phương đang chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, hướng đến phát triển chuỗi giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo thống kê, sau khi hợp nhất địa giới hành chính, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao còn thời hạn. Trong số đó, có 2 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao cấp quốc gia, 48 sản phẩm 4 sao và 590 sản phẩm 3 sao.
Quảng Ngãi đã có 2 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao cấp quốc gia.
2 sản phẩm 5 sao đại diện cho địa phương gồm tỏi Lý Sơn của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh và mạch nha Quảng Ngãi (đường mantoza) của Nhà máy Nha Quảng Ngãi – Chi nhánh Công ty CP Đường Quảng Ngãi. Đây là những sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường cả nước, đồng thời có tiềm năng phát triển xuất khẩu.
Trước khi sáp nhập, Quảng Ngãi (cũ) có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; Kon Tum (cũ) có 290 sản phẩm. Việc thống nhất địa bàn mở ra cơ hội lớn để tỉnh tái cấu trúc chương trình OCOP theo hướng quy hoạch vùng nguyên liệu - sản phẩm - thị trường phù hợp với đặc thù từng địa phương trong tỉnh mới.
Trong giai đoạn tới, Quảng Ngãi xác định nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tăng hạng sao và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tỉnh đang xây dựng các tổ chuyên trách OCOP tại cấp xã, phường, đặc khu để trực tiếp triển khai từ cơ sở. Song song đó là thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản và xây dựng thương hiệu.
Chuyển đổi số và xúc tiến thương mại cũng được xem là 2 trụ cột hỗ trợ chương trình OCOP giai đoạn mới. Tỉnh sẽ điều chỉnh chính sách hỗ trợ theo hướng linh hoạt, sát đặc điểm từng nhóm sản phẩm và từng vùng sinh thái, nhất là các vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số – nơi có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả.
Đây là một phần trong định hướng xây dựng chương trình OCOP thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm, nâng thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương trong bối cảnh mới.
Kinhtedothi- Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện (xã Châu Ổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 2208/QĐ-BVHTTDL.
Kinhtedothi - Dự án cầu và đường ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham) đoạn qua đập Thạch Nham đã được đề xuất đầu tư và bổ sung vào danh mục công trình giai đoạn 2026-2030.
Kinhtedothi - Đường Hoàng Sa và đường Trường Sa mở ra không gian phát triển mới, trực tiếp định hình đô thị ven sông, thúc đẩy đô thị hóa và thu hút đầu tư cho tỉnh Quảng Ngãi.
Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay với mức tăng ấn tượng 11,51%. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cũ, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 12,4%, đứng thứ hai cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ).
Kinhtedothi - Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng trưởng khả quan cho thấy cho sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các cơ quan quản lý trong việc tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thay đổi chiến lược xuất khẩu.
Kinhtedothi- Từ1/7/2025, Nghị định số 174/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định chi tiết việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong bối cảnh tiêu dùng cần thêm lực đẩy.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 6/7, thị trường thế giới có một tuần tăng mạnh cao so với tuần trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn đi ngang phiên cuối tuần.