Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số lượng giới siêu giàu đồng loạt sụt giảm, nguyên nhân do đâu?

Kinhtedothi - Châu Á là khu vực ghi nhận mức giảm sút số lượng người siêu giàu lớn nhất thế giới vào năm 2022.

Châu Á ghi nhận mức sụt giảm số lượng người siêu giàu lớn nhất thế giới vào năm 2022, với mức giảm 11% cá nhân có giá trị ròng cao, xuống còn 108.370 người – Một báo cáo gần đây của Altrata cho biết.

Theo Altrata, những cá nhân có giá trị ròng cực cao (UHNW) sẽ có tổng tài sản trị giá hơn 30 triệu USD.

Lý giải nguyên nhân dẫn trên tình trạng này, báo cáo cho biết lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhằm kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc, xung đột Ukraine hay chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến cho kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng không chỉ đến các quốc gia mà còn các doanh nghiệp, cá nhân.

Chịu tác động đáng kể từ xung đột Nga-Ukraine, châu Âu đứng thứ hai với mức giảm 7,1% xuống còn 100.850 người. Bên cạnh đó, lạm phát do Mosow cắt đứt nguồn cung năng lượng, tâm lý lo ngại rủi ro cũng khiến “Lục địa già” một phen chao đảo, suy thoái nghiêm trọng.

Châu Á đang dẫn đầu về mức độ suy giảm của giới siêu giàu. Nguồn: CNN

Trong đó, hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ chú trọng phát triển công nghệ như Hàn Quốc và Đài Loan đang bị ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh.

Khi tính đến tổng giá trị ròng của toàn bộ giới siêu giàu, với con số 12,13 nghìn tỷ USD, châu Á đang xếp trên châu Âu, khu vực có tổng tài sản ròng của giới siêu giàu là 11,73 nghìn tỷ USD.

Đứng đầu là Bắc Mỹ với tổng tài sản ròng của giới siêu giàu là 16,47 nghìn tỷ USD. Tương tự như các nơi khác, khu vực này cũng ghi nhận mức giảm 4% xuống còn 142.990 người. Phần lớn điều này đến từ chính sách tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Fed nhằm kiềm chế lạm phát đạt đỉnh.

Altrata cho biết: “Lạm phát tăng đã buộc Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ sau hơn một thập kỷ, khiến các nhà đầu tư lo ngại trong việc đưa ra các quyết định, dẫn đến việc đánh giá lại rủi ro và lợi nhuận trên thị trường vốn”.

Tuy nhiên, trong một bức tranh ảm đảm về tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu, Ấn Độ nổi lên là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm 2022,  với mức tăng trưởng 7,8% trong tháng 6. Bên cạnh đó,  số lượng cá nhân có giá trị ròng cao cũng tăng lên 3%, dấu hiệu lạc quan trong bối cảnh hầu hết các khu vực lớn đều giảm.

Trung Đông, Mỹ Latinh và Caribe chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng cá nhân siêu giàu. Trung Đông ghi nhận mức tăng dân số siêu giàu là 15,7%, do giá hàng hóa tăng đột biến, trong khi mức tăng ở Mỹ Latinh và Caribe là 17,5%.

Báo cáo cho biết: “ Tại những thị trường lớn và các nước xuất khẩu nhiều hàng hóa, tổng giá trị tài sản sẽ được cải thiện do giá cả hàng hóa cao”.

Bất chấp những biến động gần đây, Altrata dự đoán số lượng người siêu giàu trên toàn cầu sẽ tăng trong 5 năm tới, từ 395.070 lên 528.100, bắt nguồn từ niềm tin gia tăng trở lại ở châu Á. Bắc Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ duy trì vị thế là khu vực siêu giàu hàng đầu thế giới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ