Số vụ án được thụ lý tăng 6,54%

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2014, hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý 14.889 vụ án (tăng 914 vụ, bằng 6,54% so với 6 tháng đầu năm 2013, giải quyết 11.258 vụ, (tăng 847 vụ, bằng 8,1 % so với 6 tháng đầu năm 2013), đạt tỷ lệ giải quyết bằng 75,6%.  Theo đó, về án hình sự, tổng số vụ án hình sự đã thụ lý 4.785 vụ/ 8.662 bị cáo, tăng 166 vụ bằng 3,6% so với 6 tháng đầu năm 2013; đã giải quyết 3.998 vụ/6.961 bị cáo, tăng 57 vụ bằng 1,4%; đạt tỷ lệ giải quyết bằng 83,5%.  Về án dân sự, Tòa án hai cấp đã thụ lý 2.309 vụ, tăng 247 vụ, bằng 11,9% so với cùng kỳ năm 2013. Giải quyết 1.211 vụ, đạt tỷ lệ 52,4%, tăng 216 vụ, bằng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hòa giải thành 318 vụ, chiếm tỷ lệ 26,2% trong số vụ án đã giải quyết.

Kinhtedothi - Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2014, hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý 14.889 vụ án (tăng 914 vụ, bằng 6,54% so với 6 tháng đầu năm 2013, giải quyết 11.258 vụ, (tăng 847 vụ, bằng 8,1 % so với 6 tháng đầu năm 2013), đạt tỷ lệ giải quyết bằng 75,6%. 

Theo đó, về án hình sự, tổng số vụ án hình sự đã thụ lý 4.785 vụ/ 8.662 bị cáo, tăng 166 vụ bằng 3,6% so với 6 tháng đầu năm 2013; đã giải quyết 3.998 vụ/6.961 bị cáo, tăng 57 vụ bằng 1,4%; đạt tỷ lệ giải quyết bằng 83,5%. 

Về án dân sự, Tòa án hai cấp đã thụ lý 2.309 vụ, tăng 247 vụ, bằng 11,9% so với cùng kỳ năm 2013. Giải quyết 1.211 vụ, đạt tỷ lệ 52,4%, tăng 216 vụ, bằng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hòa giải thành 318 vụ, chiếm tỷ lệ 26,2% trong số vụ án đã giải quyết. 
TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn.
TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm.
Về án hôn nhân và gia đình, Tòa án hai cấp đã thụ lý 5.983 vụ, tăng 369 vụ bằng 6,5% so với cùng kỳ năm 2013. Đã giải quyết 5.122 vụ, đạt tỷ lệ 85,6%, tăng 467 vụ bằng 10% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó các tranh chấp về hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ 40,1% trên tổng số các loại án hai cấp đã thụ lý, giải quyết trong 6 tháng qua; công nhận hòa giải thành 3.590 vụ chiếm tỉ lệ 70% trong số vụ án đã giải quyết.

Về Án kinh doanh thương mại, Tòa án hai cấp đã thụ lý 1.242 vụ, tăng 343 vụ bằng 38% so với cùng kỳ năm 2013. Đã giải quyết 585 vụ, đạt tỷ lệ 47,1%, tăng 127 vụ bằng 27,7%. Hòa giải thành 227 vụ, chiếm tỷ lệ 38,8%. Thụ lý 45 vụ yêu cầu tuyên bố phá sản, đã giải quyết 7 vụ, còn lại 38 vụ đang giải quyết. Các tranh chấp về kinh doanh thương mại hiện đang được coi là loại án phức tạp và gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình giải quyết, các tranh chấp chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hợp đồng bảo lãnh, nhiều vụ án có dấu hiệu hình sự hiện đang yêu cầu cơ quan điều tra xem xét….Riêng các tranh chấp về đầu tư tài chính ngân hàng, tranh chấp tài sản đảm bảo, chiếm 41,5% trên tổng số án kinh doanh thương mại đã thụ lý.

Về án lao động, Tòa án hai cấp đã thụ lý 171 vụ, tăng 24 vụ bằng 16,3 % so với cùng kỳ năm 2013. Giải quyết 124 vụ, đạt tỷ lệ 72,5% , tăng 31 vụ bằng 33,3% so với cùng kỳ năm 2013. Hòa giải thành 44 vụ, chiếm tỷ lệ 35,4% trong số vụ án đã giải quyết. 

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Đức Bình cho biết, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tòa án nhân dân Tối cao, Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội, TAND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2014. Mặc dù số các vụ án phải thụ lý và giải quyết tăng nhiều hơn so với năm trước nhưng kết quả giải quyết các loại án 6 tháng đầu năm 2014 đạt tỉ lệ 75,6% (cao hơn cùng kỳ năm 2013 bằng 1,6%).  Chánh án TAND thành phố Hà Nội đã thành lập 5 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra 38 đơn vị thuộc hai cấp Tòa án về tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỷ luật công vụ  và các mặt công tác khác, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giải quyết 16 loại án thuộc loại án lớn; phức tạp; kéo dài; dư luận xã hội quan tâm; các loại án tạm đình chỉ, án quá hạn…

Tuy nhiên, tỉ lệ án sửa còn chưa giảm (235/11.258 vụ=2,08%); tỉ lệ án hủy, án quá hạn giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn còn nhiều; tỉ lệ giải quyết các loại án kinh doanh thương mại, dân sự và hành chính, mặc dù đã cố gắng giải quyết nhưng còn thấp so với yêu cầu lãnh đạo cơ quan đặt ra (án kinh doanh thương mại 47%; án dân sự 52,4%; án hành chính 54,6%).

Theo Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Đức Bình, nguyên nhân của những khuyết điểm, tồn tại trên là do lãnh đạo một số đơn vị chưa chưa tích cực kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo kịp thời, chậm đổi mới, cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Một số Thẩm phán còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, khi gặp những vụ án khó còn tâm lý lo ngại bị hủy, sửa. Việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án còn chưa thống nhất dẫn đến án bị hủy, sửa và tồn đọng, quá hạn luật định.

Về nguyên nhân khách quan, do số lượng các vụ án 6 tháng đầu năm tăng cao (tăng hơn 8,1%), với tính chất ngày càng phức tạp, trong khi đó một số quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc chưa được hướng dẫn áp dụng. Các vụ án để quá hạn một phần do nhiều cấp, nhiều ngành lưu giữ chứng cứ chưa cung cấp kịp thời cho Tòa án, bên cạnh đó có nhiều vụ án có yếu tố nước ngoài, việc ủy thác tống đạt, triệu tập và thu thập chứng cứ mất rất nhiều thời gian hoặc không có kết quả cũng làm chậm quá trình giải quyết vụ án.
..