80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xin rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca

Kinhtedothi - Trong bối cảnh biến chủng Delta lây lan nhanh, dịch bùng phát phức tạp, theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chiến lược tiêm chủng sử dụng vaccine Astrazeneca cần có sự điều chỉnh phù hợp tình hình mới.
Theo đó, trong văn bản khẩn gửi đến Bộ Y tế, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị lãnh đạo Bộ xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vaccine AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

 Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 3588 và công văn số 6030, công văn số 7252 và theo các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vaccine AstraZeneca là từ 8 đến 12 tuần.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vaccine ngừa Covid-19, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vaccine AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

Đồng quan điểm với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dịch tễ cũng cho rằng, trong cấu trúc tiêm vaccine của TP, lượng người tiêm mũi 1 là vaccine Astrazeneca chiếm tỷ lệ cao so với các loại vaccine còn lại.

Vì vậy, cần thiết rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 Astrazeneca, không nên cứng nhắc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng, người dân chậm được tiêm đầy đủ vaccine và quá trình bình thường mới sẽ bị ảnh hưởng theo.

Mới đây, một nghiên cứu khác đến từ Vương Quốc Anh kết luận rằng tuy mũi tiêm thứ nhất của AstraZeneca chỉ cung cấp hàng rào bảo vệ đạt 30,7% trước chủng Delta, thế nhưng mũi tiêm thứ 2 giúp tăng gấp đôi tỷ lệ trên lên 67%.

Ngoài ra, các đối tượng chưa được tiêm đầy đủ vaccine có nhiều khả năng bị tổn thương phổi nặng nề hơn khi lây nhiễm Covid-19 so với các đối tượng đã được tiêm phòng. Việc chờ thời gian dài hơn để có miễn dịch tối ưu là quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là đạt mục tiêu giảm tải áp lực lên hệ thống y tế đang phải chăm sóc những bệnh nhân chưa có điều kiện được tiêm vaccine đầy đủ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết các vaccine ngừa Covid-19 hiện nay đều tiêm 2 liều với khoảng cách tiêm như sau:
- Vaccine Covid-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần
- Vaccine Gam-Covid-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
- Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
- Vaccine SARSCoV-2 Vaccine (Vero Cell) của hãng Sinopharm: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần
- Vaccine Covid-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt quản lý phòng khám tư nhân: không để lọt lưới vi phạm y tế

Siết chặt quản lý phòng khám tư nhân: không để lọt lưới vi phạm y tế

22 Jul, 12:09 PM

Kinhtedothi - Trước thực trạng một số phòng khám tư nhân hoạt động không tuân thủ quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe nhân dân, Sở Y tế Đà Nẵng đã ban hành văn bản chấn chỉnh toàn diện hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) trên địa bàn. Văn bản do ông Mai Văn Mười - Phó Giám đốc Sở Y tế ký, thể hiện rõ tinh thần chủ động, kiên quyết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực y tế tư nhân.

Đưa cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức vào sử dụng trước 30/11

Đưa cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức vào sử dụng trước 30/11

21 Jul, 10:49 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 378/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến thăm, kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại Ninh Bình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ