Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sóc Trăng tăng cường công tác tuyên truyền tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng”

Xuân Lương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sóc Trăng nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, toàn tỉnh có 1.065 tàu cá nhưng chỉ có 344 tàu cá trên 15 mét (đây là loại tàu liên quan IUU); 100% tàu này đều lắp máy giám sát hành trình. Ngành chức năng bố trí trực theo dõi quản lý hành trình hoạt động của tàu này 24/24h trên hệ thống quản lý tàu cá.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết: Để phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU; rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định.

Thời gian qua, Sóc Trăng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể với quyết tâm cùng cả nước thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng ” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.
Thời gian qua, Sóc Trăng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể với quyết tâm cùng cả nước thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng ” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.

Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại cảng cá, đồn, trạm biên phòng tuyến biển; đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, quy chế phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân…

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU; Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức 3 Phiên toàn giả định về các hành vi “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản”, “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” tại huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, có 440 người là ngư dân, cán bộ, đoàn viên, hội viên tại địa phương tham dự.

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân quan tâm, triển khai Chương trình “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” và Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh Sát Biển 4 tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các qui định về chống khai thác IUU.

"Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận, để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh. Thực hiện việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định." - ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng chia sẻ.

Ông Quách Trường Xuân, chủ tàu cá thị trấn Trần Đề, cho biết: “Trước khi xuất bến chúng tôi xuất trình đầy đủ các giấy tờ như đăng ký, đăng kiểm, cấp phép, đánh dấu tàu cá, bằng thuyền trưởng, máy trưởng, thẻ thuyền viên. Tôi luôn nhắc nhở tài công khi khai thác, chỉ khai thác vùng biển nước mình, không vi phạm vùng biển nước ngoài, trong quá trình khai thác phải chấp hành nghiêm các quy định về mở thiết bị giám sát tàu cá, ghi đầy đủ nhật ký khai thác, không vi phạm hành chính... để làm sao ngành thuỷ sản của mình được nhanh chóng gỡ được "thẻ vàng" để ngành thuỷ sản mình khai thác thuận lợi và phát triển”.

Theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, công tác pháp phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong thời gian 3 năm trở lại đây, tỉnh Sóc Trăng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Trong thời gian tới, ngành thủy sản Sóc Trăng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Mặt khác, chú trọng rà soát các tàu về công tác đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, các thủ tục ra/vào, xuất/nhập cảng. Tăng cường công tác giám sát các tàu cá qua cảng để đảm bảo nhật ký khai thác rõ ràng, minh bạch về sản lượng khai thác.

Đồng thời, tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các vi phạm, giúp bà con nâng cao nhận thức, nắm rõ các quy định về khai thác để tiến đến phát triển nghề khai thác thủy sản có trách nhiệm và bền vững, góp phần gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024.

 

Sóc Trăng có 72km bờ biển với trên 800 tàu thuyền đã đăng ký với công suất 208.163 CV. Sản lượng khai thác biển hằng năm đạt khoảng 60.000 tấn. Có khoảng 5.630 lao động khai thác thủy sản trực tiếp trên biển.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng Quách Thị Thanh Bình, công tác pháp phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong thời gian 3 năm trở lại đây, tỉnh Sóc Trăng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.