Sôi nổi Hội thi Thợ giỏi ngành Dệt - May Hà Nội năm 2023
Là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may với trang thiết bị hiện đại sánh ngang tầm doanh nghiệp, ngày 23/7/2023, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được Công đoàn Dệt May Việt Nam lựa chọn là nơi tổ chức Hội thi ”Thợ giỏi ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ II – năm 2023”.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn,cho biết, đây là lần thứ II, Công đoàn ngành tổ chức Hội thi thợ giỏi nhằm tôn vinh những công nhân có tay nghề cao, lao động sáng tạo, tiêu biểu cho phong trào thi đua "Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi".
Hội thi cũng là dịp để công nhân các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
"Trong bối cảnh ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn về xuất khẩu, thiếu hụt đơn hàng do sức mua sụt giảm, Hội thi sẽ là nguồn động lực cho ngành dệt may nói chung, người lao động gắn bó với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức. Qua đó đón đầu cơ hội để tự tin phát triển" - vị này nói.

Trong khoảng thời gian là 90 phút, tại cuộc thi, các thí sinh tranh tài qua phần thực hành may hoàn thiện một chiếc sơ mi nam hoặc một quần âu nam, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của Ban Tổ chức.
Với sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, các thí sinh đã hoàn thành xuất sắc bài thi của mình. Kết quả, Thí sinh Hoàng Thị Hằng (Công ty CP May 40 Hà Nội) đoạt giải Nhất may áo sơ mi nam; Thí sinh Trần Thị Quỳnh Hoa (Công ty Viet Pacific) đoạt giải Nhất may quần âu nam và các giải Nhì, Ba, Khuyến khích cũng đã được trao.

Tra soát chuỗi cung ứng, cơ hội lẫn thách thức của dệt may da giày
Kinhtedothi - Thẩm định chuỗi cung ứng có trách nhiệm về quyền con người và môi trường của OECD đang trở thành quy định bắt buộc ở nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Đây là cơ hội lẫn thách thức cho ngành dệt may và da giầy.

Sụt giảm đơn hàng, dệt may lao dốc chưa từng có tiền lệ
Kinhtedothi - 3 tháng năm 2023, dệt may ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân do khó khăn về đơn hàng, giá nhiên liệu tăng cao… khiến xuất khẩu ngành dệt may lao dốc. Đây là tiền lệ chưa từng có.

Khó khăn chưa có tiền lệ bủa vây doanh nghiệp dệt may
Kinhtedothi - Các ngành công nghiệp đều khó khăn, với dệt may là đơn hàng nhỏ lẻ, manh mún, gia công “giá bèo”. Thậm chí, doanh nghiệp dệt may phải nhận đơn hàng chỉ vài trăm sản phẩm để duy trì sản xuất, kinh doanh, giữ chân người lao động…