Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La: tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Kinhtedothi - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Sơn La giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024.

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 21,34% năm 2021 xuống còn 10,9% vào cuối năm 2024.

Cán bộ Đoàn KT-QP 326 giúp Nhân dân bản Phổng, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La chăm sóc cây ăn quả. 

Dự kiến đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 8,1%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; có 4 huyện thoát nghèo (Bắc Yên, Mường La, Vân Hồ, Thuận Châu), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ kết nối việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho 91.114 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho 8.758 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo...

100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 17,4%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 96,3% và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 56,25%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,2%...

Đến nay, tỉnh Sơn La còn 2 huyện nghèo là huyện Thuận Châu và huyện Sốp Cộp. Trong đó, huyện Thuận Châu đăng ký thoát nghèo và được hỗ trợ thoát nghèo theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

Thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, trong 3 năm, hai huyện Thuận Châu, Sốp Cộp đã triển khai đầu tư 317 tỷ đồng, xây dựng 55 công trình hạ tầng; thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho 85 công trình hạ tầng các loại. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở huyện nghèo ngày càng được củng cố, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ