Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn Tây cần có “nhạc trưởng” cầm trịch hoạt động du lịch

Kinhtedothi - Muốn thu hút du khách, Sơn Tây cần “nhạc trưởng” cầm trịch hoạt động du lịch. Đó là ý kiến của chuyên gia tại Hội nghị triển khai về ứng xử văn minh du lịch, và du lịch cộng đồng cho dân cư làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) sáng 1/6.

Đây là sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết, hiện địa phương có nhiều tiềm năng thu hút du khách với 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Trong đó Thành cổ Sơn Tây là một trong những thành trì lớn nhất còn tồn tại ở Hà Nội.

Ngoài ra Sơn Tây còn bảo tồn 65 lễ hội tiêu biểu của xứ Đoài như: Hội đền Và, lễ giỗ vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền; Hội đền Măng Sơn… Hiện làng cổ ở Đường Lâm và Điểm du lịch thôn Lòng Hồ được UBND TP Hà Nội công nhận điểm du lịch.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng phát biểu tại hội nghị, Ảnh: Hoài Nam

Việc thị xã Sơn Tây có nhiều điểm du lịch, đồng thời bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử nên đã thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế. Năm 2022 thị xã Sơn Tây đón 653.741 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 13.741 lượt, khách nội địa 640.000 lượt, riêng điểm du lịch xã Đường Lâm đón 340.000 lượt khách.

Mặc dù Thị xã Sơn Tây đã thu hút được một lượng lớn du khách, nhưng trong quá trình này cũng gặp không ít khó khăn, bất cập. Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết, đa số người dân tại di tích chưa được thụ hưởng và có lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch, dẫn tới chưa khuyến khích được ý thức tự bảo tồn và phát huy giá trị di tích của người dân.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh khảo sát làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Hoài Nam

Bên cạnh đó việc kết nối các tour du lịch chưa đồng bộ, manh mún, tự phát, hệ thống biển bảng còn thiếu. Các sản phẩm du lịch dịch vụ còn ít và nghèo nàn. Đồng thời môi trường văn hóa, việc ứng xử giữa người dân với khách du lịch còn chưa chuyên nghiệp...

Với tư cách là một trong những hộ gia đình tham gia đón du khách, bác Hà Nguyên Huyến - một chủ nhà cổ cho biết, hiện du lịch ở làng cổ Đường Lâm vẫn manh mún, tự phát nên sản phẩm du lịch mới chỉ dừng ở mức bán một số sản phẩm bánh kẹo, tương cà, nấu ăn cho khách... Nguyên nhân là do chưa có bàn tay của một “nhạc trưởng” cầm trịch hoạt động.

Để khắc phục những bất cập này, Trưởng khoa Du lịch - Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) PGS.TS Phạm Hồng Long và các chuyên gia có chung ý kiến, thời gian tới làng cổ Đường Lâm cần hạn chế bê tông hóa, ưu tiên sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường, tăng diện tích xanh trong những mô hình đã đầu tư.

Đồng thời địa phương đẩy mạnh giới thiệu các sản phẩm làng nghề, xây dựng sản phẩm trải nghiệm khác biệt. Thị xã Sơn Tây và người dân làng cổ Đường Lâm cần tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP tới du khách. “Một trong những vấn đề then chốt là cần người cầm trịch hoạt động du lịch cộng động qua đó thu hút du khách” - PGS.TS Phạm Hồng Long nhấn mạnh.

Khách du lịch quốc tế tham quan làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Hoài Nam

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh, nhằm hỗ trợ người dân Thị xã Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm hút khách, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Hội nghị triển khai về ứng xử văn minh du lịch, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng cho dân cư.

Thông qua chương trình, ngành du lịch Thủ đô hướng dẫn kỹ năng phục vụ, giao tiếp đối với khách du lịch cho nhân dân, người phục vụ tại điểm du lịch trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, xây dựng sản phẩm du lịch.

“Hoạt động này sẽ giúp người dân thị xã Sơn Tây phát triển du lịch di sản, văn hóa lịch sử, gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương” - ông Nguyễn Hồng Minh nêu rõ. 

Khách du lịch quốc tế tham quan làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Hoài Nam

Việc Sở Du lịch Hà Nội hỗ trợ người dân Thị xã Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm phát triển du lịch cộng đồng không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch Hà Nội phát triển, mà còn tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng địa phương.

Thiếu bộ tiêu chí, du lịch xanh khó phát triển

Thiếu bộ tiêu chí, du lịch xanh khó phát triển

Du lịch Hà Nội thu tiền “khủng” trong 5 tháng đầu năm

Du lịch Hà Nội thu tiền “khủng” trong 5 tháng đầu năm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

09 Jul, 08:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

08 Jul, 01:09 PM

Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ