Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sông Hồng vẫn mênh mông nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia điều tiết ngừng xả lũ

Kinhtedothi - Trước diễn biến mực nước sông Hồng đang ở mức cao và lưu lượng đến các hồ chứa thủy điện biến đổi chậm, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã phát đi công điện điều tiết công tác mở cửa xả lũ.

Số liệu quan trắc cho thấy, sáng nay (18/6), mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) đang ở mức 6,9m.

Dù mực nước này còn dưới mức báo động I là 2,6m, tuy nhiên đã gây úng ngập nhiều diện tích thuộc khu vực bãi giữa và ven sông.

Diện tích canh tác chuối ở bãi giữa sông Hồng bị nước nhấn chìm vào trưa nay (18/6). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Ghi nhận của phóng viên trưa 18/6 cho thấy, tại khu vực bãi giữa sông Hồng, nhiều diện tích canh tác chuối đang bị ngập sâu.

Khu vực bãi ven sông thuộc địa phận quận Tây Hồ, huyện Đông Anh và một số địa phương khác cũng bị ngập nước. Thống kê tổng diện tích bị úng ngập vào khoảng 267ha.

Hiện nay, mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 105,73m, lưu lượng đến hồ 5.705m3/s, tổng lưu lượng xả 8.792m3/s (gồm lưu lượng qua 4 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện); hồ Sơn La ở cao trình 200,52m, lưu lượng đến hồ 2.884m3/s, tổng lưu lượng xả 4.828m3/s (gồm lưu lượng qua 1 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện).

Trên cơ sở nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và thực tế lưu lượng về hồ hiện nay, sáng 18/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có công điện lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào hồi 11 giờ trưa nay (18/6/2022).

Đồng thời, lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La đóng 1 cửa xả đáy hồ Sơn La vào hồi 16 giờ chiều nay (18/6/2022).

Khu vực ven bãi sông Hồng thuộc quận Tây Hồ cũng đang bị ảnh hưởng của úng ngập.

Như vậy, đến sau 16 giờ chiều nay, trên lưu vực sông Hồng sẽ chỉ còn hồ chứa thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả và hồ chứa thủy điện Lai Châu mở 1 cửa xả. Trong khi 2 hồ thủy điện Sơn La và Tuyên Quang sẽ đóng tất cả các cửa xả. Lưu lượng về hạ du được nhận định sẽ giảm.

Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết, hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa lũ, do đó các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) cần tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các cống dưới đê, bảo đảm an toàn phòng, chống lũ.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục chỉ đạo việc ứng phó, bảo đảm an toàn đê điều theo cấp báo động. Thông báo rộng rãi tình hình khi có lũ để các cấp chính quyền và người dân biết, chủ động phương án phòng tránh, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Tiết kiệm 700 triệu m3 nước từ các hồ chứa thủy điện

Tiết kiệm 700 triệu m3 nước từ các hồ chứa thủy điện

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San

Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San

16 Apr, 02:02 PM

Kinhtedothi - Thực trạng phá rừng trái phép để chiếm đất sản xuất tại xã Cư San (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) đang diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng và an ninh trật tự địa phương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ