Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Sốt đất ảo” làm thiếu hụt nguồn cung các dự án nhà ở

Kinhtedothi – Tần suất các đợt “sốt ảo” giá đất nền, đất nông nghiệp hầu hết các địa phương trên cả nước đã dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung các dự án nhà ở, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

“Sốt đất” và những hệ lụy

Thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán, thị trường vốn,  xây dựng, nguyên vật liệu thiết bị, lao động…Trong hơn 30 năm qua, hoạt động của thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước.

Theo quy luật khách quan, thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất thường diễn biến theo hình SIN bất đối xứng  phụ thuộc vào các nhân tố: Quy luật giá trị; Quy luật cạnh tranh; Quan hệ cung - cầu; Chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước; Tâm thế thị trường và hành vi đầu tư, kinh doanh của các DN, nhà đầu tư, khách hàng, dưới sự tác động của chính sách, cơ chế, hoặc do diễn biến thực tế của thị trường.

Sốt áo giá đất nền và đất nông nghiệp là trong một những nguyên nhân khiến nguồn cung các dự án nhà ở thị thiếu hụt. Ảnh: Doãn Thành

Thị trường BĐS thường trải qua các giai đoạn phát triển gần như có tính chu kỳ: Tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại... Trong đó, cơn sốt giá đầu tiên xảy ra vào năm 1993 và lập lại vào năm 2001 - 2002, đặc biệt là cơn sốt "bong bóng" BĐS đã đạt đỉnh năm 2007 và "tái sốt" ngắn ngủi vào năm 2010, đan xen với các giai đoạn thị trường bị khủng hoảng suy thoái hoặc "đóng băng" vào các năm 1995 -1999, mà nặng nề nhất là từ đầu năm 2008 đến 2013. Từ năm 2014, thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trở lại cho đến nay.

Nhưng kể từ năm 2017, tần suất các đợt "sốt ảo" giá đất nền, đất nông nghiệp tại một số địa phương đã xảy ra thường xuyên hơn, có nguyên nhân trực tiếp từ giới "đầu nậu, cò đất, DN bất lương" lợi dụng các trang mạng xã hội với nhiều chiêu trò như tổ chức các sự kiện giao dịch giả tạo, kinh doanh theo kiểu đa cấp biến tướng, lợi dụng "tâm lý đám đông, hám lợi" để làm giá, thổi giá đất.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do sự buông lỏng quản lý, hoặc thậm chí có sự tiếp tay của một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở. Các đợt "sốt ảo" giá đất đã tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường BĐS, làm cho người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị ngày càng khó tạo lập nhà ở.

Thị trường BĐS đã có biểu hiện "lệch pha cung - cầu" và dấu hiệu thừa cung trong phân khúc thị trường căn hộ cao cấp (BĐS hạng sang), BĐS du lịch nghỉ dưỡng (condotel), vừa rất thiếu sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Tình trạng giá nhà tăng cao liên tục trong những năm gần đây do thiếu hụt nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở, vô hình chung đã tạo lợi thế không công bằng cho một số DN đã có sẵn dự án, sẵn sản phẩm nhà ở, giữ thế áp đảo thị trường, áp đặt được giá bán và thu được lợi nhuận rất cao, thậm chí là siêu lợi nhuận.

Thị trường BĐS bị khủng hoảng sốt "bong bóng" hoặc bị "đóng băng" đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến các chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp, nhà tư vấn, đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng thiết bị, các ngân hàng, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng, nhất là công nhân, lao động, mà nếu không kịp thời xử lý thì sẽ dẫn đến các hệ lụy khó lường, nên rất cần sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của Nhà nước để bình ổn thị trường.

Thị trường BĐS đang có xu thế phát triển, lên, xuống cùng chiều với sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế, trong đó tác động có tính quy luật của quá trình đô thị hóa, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông và chịu tác động trực tiếp của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng, cũng như chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ T.Ư đến địa phương trong quá trình thực thi pháp luật.

Có thể khẳng định, thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất vừa giữ vai trò như "chim báo bão" vì khi bị khủng hoảng thường cũng là dấu hiệu kéo theo nền kinh tế khủng hoảng, vừa giữ vai trò như "chim én" báo mùa xuân về, vì khi phục hồi thì kéo theo sự phục hồi của nền kinh tế.

Cần sự kiểm soát chặt từ Nhà nước

Trong suốt giai đoạn phát triển thăng – trầm vừa qua, chúng tôi nhận thấy rất cần thiết phải thực hiện nguyên tắc “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước”, bởi lẽ ngày nay tất cả Chính phủ các nước đều nắm quyền can thiệp, điều tiết nền kinh tế. Đối với nước ta, mặc dù Khoản 8 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2006 và Khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh BĐS 2014 đều quy định: Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường BĐS khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng. Nhưng, trong các đợt khủng hoảng, sự can thiệp của Nhà nước chưa thật hiệu quả để bình ổn thị trường, mà thường xử lý chậm và thiên về biện pháp hành chính.

Nhà nước cần sử dụng các công cụ về chính sách tiền tệ - tín dụng hiệu quả hơn để bình ổn thị trường BĐS. Ảnh: Doãn Thành

Chỉ từ năm 2013 đến nay, Nhà nước đã sử dụng các công cụ về chính sách tiền tệ - tín dụng hiệu quả hơn để bình ổn thị trường, nhưng vẫn chưa sử dụng đầy đủ các công cụ về thuế, hoặc công cụ về quy hoạch để điều chỉnh thị trường. Cơ chế chính sách pháp luật tác động vào thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất thường có "độ trễ" do quy trình đầu tư - xây dựng - kinh doanh của một dự án nhà ở thường mất trên dưới 5 năm mới có sản phẩm đưa ra thị trường. Đây là đặc điểm riêng có cần được các nhà hoạch định chính sách lưu ý hơn khi xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và đánh giá tác động.

Do vậy, với vai trò "quản trị quốc gia", Nhà nước cần phải điều tiết, kịp thời và hiệu quả nền kinh tế, trong đó có thị trường BĐS bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, đặc biệt khi thị trường có biến động, khi xuất hiện dấu hiệu đầu cơ, sốt "bong bóng" hoặc bị "đóng băng", thông qua các công cụ về thuế, về tín dụng, về quy hoạch sử dụng đất, về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, kể cả phải sử dụng biện pháp hành chính. Nhưng khi sử dụng các công cụ để thực hiện vai trò của Nhà nước điều tiết thị trường thì phải tiên lượng các hệ quả của cơ chế chính sách do có tính hai mặt.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm và năng lực quản lý Nhà nước càng ngày càng hiệu quả hơn trước đây, nhìn toàn cục thị trường BĐS chưa có nguy cơ xảy ra khủng hoảng bong bóng, đóng băng hoặc suy thoái trong tương lại gần. Nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ, do đang có xu thế phục hồi và nóng dần lên, đề phòng tình trạng "bong bóng tài sản" có thể dẫn đến khủng hoảng thị trường BĐS.

Thị trường bất động sản thiếu nguồn cung nhà ở đủ pháp lý

Thị trường bất động sản thiếu nguồn cung nhà ở đủ pháp lý

Bao giờ thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại?

Bao giờ thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tại sao Sun Costa Residence là tâm điểm săn lùng của giới đầu tư Đà Nẵng

Tại sao Sun Costa Residence là tâm điểm săn lùng của giới đầu tư Đà Nẵng

23 May, 03:10 PM

Kinhtedothi - Đà Nẵng sau khi sáp nhập Quảng Nam sẽ hướng đến mục tiêu trở thành đô thị toàn diện và kết nối toàn cầu. Lộ trình này không chỉ nâng tầm sức hút của 1 trong 100 thành phố tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2025, mà còn mở ra cơ hội cho BĐS thăng hạng, đặc biệt là những loại hình sáng tạo và hấp dẫn, có khả năng sinh lời bền vững.

Sống xanh, kinh doanh linh hoạt cơ hội từ Hoàng Huy Green River

Sống xanh, kinh doanh linh hoạt cơ hội từ Hoàng Huy Green River

23 May, 08:42 AM

Kinhtedothi - Dự án Hoàng Huy Green River, tọa lạc tại phường Hoa Động, thành phố Thủy Nguyên, Hải Phòng là biểu tượng mới của bất động sản nghỉ dưỡng ven sông tích hợp kinh doanh, góp phần kiến tạo chuẩn sống bền vững và thịnh vượng trong tương lai.

Cần đồng bộ cơ chế thí điểm phát triển nhà ở xã hội

Cần đồng bộ cơ chế thí điểm phát triển nhà ở xã hội

23 May, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 20/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) với nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ “mở đường” cho công tác phát triển NƠXH trong thời gian tới. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, để thực sự mang lại hiệu quả thì các cơ chế, chính sách cần có sự đồng bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế.

The Matrix One Premium biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

The Matrix One Premium biểu tượng đẳng cấp vượt thời gian

22 May, 04:20 PM

Kinhtedothi - Khi thị trường địa ốc bước vào giai đoạn “trưởng thành”, cũng là lúc cho sự xuất hiện lần đầu tiên của những siêu phẩm căn hộ mà ở đó, tính biểu tượng vượt thời gian sẽ vượt qua cả những giá trị vật chất đơn thuần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ