Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là lời về đầu tư

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cùng với quá trình phát triển, Việt Nam đã sớm coi trọng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chính sách phát triển. Tiết kiệm hiệu quả chính là khoản đầu tư ban đầu cho chính doanh nghiệp, hay bất cứ người sử dụng.

Hiệu quả chứ không phải cắt bớt

Việt Nam là quốc gia có quy mô nền kinh tế đang tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6 - 7% trong vòng vài thập kỷ gần đây, kéo theo đó, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh.

Tuyên truyền cho người dân ý thức tiết kiệm điện tại Đông Anh. Ảnh: Khắc Kiên
Tuyên truyền cho người dân ý thức tiết kiệm điện tại Đông Anh. Ảnh: Khắc Kiên

Trong bối cảnh hội nhập toàn diện và sâu, rộng với thế giới, Đảng và Nhà nước khẳng định: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết và quan trọng. Đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành trong thời gian qua.

Đối với tiết kiệm năng lượng, điện là nguồn năng lượng đang chiếm hơn 70% tổng tiêu thụ năng lượng, gắn với mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùng; tác động trực tiếp tới chi phí (sản xuất, tiêu dùng trong gia đình), lại có nhiều giải pháp để thực hành tiết kiệm nên rất được quan tâm, chú trọng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhìn nhận, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là tổ chức và sử dụng và một cách hợp lý để giảm tiêu hao năng lượng nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Bao hàm cả tiết kiệm và sử dụng – sử dụng một cách hợp lý, chứ không phải không dùng.

Ngành điện Thủ đô rất sát sao với các hoạt động của doanh nghiệp trong sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên
Ngành điện Thủ đô rất sát sao với các hoạt động của doanh nghiệp trong sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên

Đồng quan điểm, ông Lê Anh Tuấn (Trường Đại học Điện lực) cho rằng, với nền kinh tế thị trường thì ưu tiên tính hiệu quả hơn, hiệu quả chứ không phải cắt bớt. Với nền kinh tế của Việt Nam nên sử dụng tiết kiệm điện. Cần cân bằng giữa tiết kiệm và hiệu quả. 

Còn theo ông Đào Nhật Đình (Hội đồng Khoa học, Tạp chí Năng lượng Việt Nam), đối với người Việt, nếu chỉ nhấn mạnh về hiệu quả thì chưa đủ, nên tiết kiệm sẽ đánh ngay về tác dụng, “hiệu quả” đánh giá chung về nền kinh tế. Thường các nền kinh tế giàu sẽ đánh vào hiệu quả hơn các nền kinh tế nghèo, tiết kiệm đánh trực tiếp vào lợi ích của chúng ta.

Đầu tư sinh lời

Nhấn mạnh đến vấn đề, ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định: Việc tiết kiệm chính là khoản đầu tư đầu tiên. Khẳng định vai trò của các đơn vị quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Tiết kiệm điện là tiết kiệm cho chính bản thân doanh nghiệp. Mang lại lợi ích cho các thực thể sử dụng điện.

Thường xuyên nâng cao ý thức tiết kiệm điện. Ảnh: Khắc Kiên
Thường xuyên nâng cao ý thức tiết kiệm điện. Ảnh: Khắc Kiên

Đối với các dự án, tiết kiệm điện sẽ giảm được mức độ đầu tư mới, giảm nhập khẩu nguyên liệu. Theo các quy hoạch năng lượng, nước ta phụ thuộc nhập khẩu lên đến 50%, khá lớn.

Kể từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015 - 2020, đạt mức nhập khẩu kỷ lục vào năm 2020 với 53.605 KTOE (nghìn tấn dầu quy đổi).

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách then chốt cho phát triển năng lượng bền vững với 4 trụ cột chính, đó là “tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, thị trường năng lượng và biến đổi khí hậu”.

"Việc tiết kiệm chính là khoản đầu tư đầu tiên. Năng lượng tiêu thụ ít đi có nghĩa là chúng ta giảm được giá thành. Đối với các các dự án sẽ giúp giảm đầu tư mới và giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu" - ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ ra.

Doanh nghiệp là khu vực sử dụng nhiều điện cũng được tuyên truyền, ký cam kết để tiết kiệm. Ảnh: Khắc Kiên
Doanh nghiệp là khu vực sử dụng nhiều điện cũng được tuyên truyền, ký cam kết để tiết kiệm. Ảnh: Khắc Kiên

Trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các quy định, chính sách về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đều có các nội dung về tuyên truyền, giáo dục để thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Chứng tỏ truyền thông có vai trò quan trọng.

Ông Đào Nhật Đình cho rằng, trên con đường tăng trưởng, sử dụng điện là điều không tránh khỏi. Do đó, cần tuyên truyền để làm sao sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn. Tuyên truyền cần có các biểu tượng cụ thể như sử dụng sản phảm có dán nhãn năng lượng, không nghe những quảng cáo thổi phồng về thiết bị không tiêu tốn điện,…. Qua công tác tuyên truyền sẽ có định hướng tốt hơn về việc mua sắm thiết bị điện và sử dụng thiết bị điện.

Chương trình VNEEP3 đã có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng. Ông Nguyễn Anh Tuấn ví von, các con số nghe có vẻ trừu tượng nhưng hợp lý. Năm 2022, điện chiếm 28,7% năng lượng cuối cùng, than 27%.... Điện hóa ngày càng lớn do xu thế chuyển dịch năng lượng, là lõi của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiểu ý nghĩa của các con số tiết kiệm để nhìn ra mức độ tăng trưởng.

Từ giai đoạn đầu tiên của Chương trình quốc gia, vai trò truyền thông được đánh giá rất cao khi quảng bá nhiều chương trình năng lượng, thiết bị năng lượng. Nhãn tiết kiệm điện là đối tượng tuyền thông hiệu quả đối với người tiêu dùng. Ở một số nước, nhãn không thể hiện hành vi tiêu dùng nhưng cơ quan quản lý năng lượng sẽ xây dựng được các tiêu chuẩn quản lý rất tốt. Các nghiên cứu chỉ ra, thế hệ trẻ có ảnh hưởng rất mạnh đến nhu cầu mua sắm thiết bị điện. Do đó nếu đào tạo đối tượng này về thiết bị tiết kiệm điện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Chỉ thị 20 đã đặt mục tiêu rất rõ ràng về tiết kiệm điện và phát triển năng lượng tái tạo. Đây là các mục tiêu rất tham vọng và Chỉ thị cũng đã quy định rõ những giải pháp.

"Nếu chúng ta sử dụng điện hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư cho xã hội, cũng như tiết kiệm chi phí cho chính bản thân,… Vì vậy, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, cũng như lan tỏa đến người sử dụng rất quan trọng để đạt mục tiêu đề ra" - - ông Trịnh Quốc Vũ nói.