70 năm giải phóng Thủ đô

Sử dụng nước ngọt có gas như thế nào là đúng?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày nay, nước ngọt có gas như một phần tất yếu của cuộc sống. Nhu cầu này được các bé tiếp nhận một cách hào hứng và dễ dàng trở thành thức uống được yêu thích. Mặc dù nước ngọt có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh ở trẻ.

Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có gas bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Nếu những chất này được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư… Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bố mẹ nên hạn chế lượng nước ngọt cho trẻ trong một mức độ vừa phải.
 
Nhiều người vẫn cho rằng, nước ngọt là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, gây nguy hại lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Điều đó là có lý do vì mỗi chai nước ngọt chứa khoảng 125 calo. Hàm lượng calo này chủ yếu tồn tại ở dạng đường, không có chất béo hay protein. Nếu trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ và nguy cơ về bệnh tật là khó tránh khỏi.
 
Sử dụng nước ngọt có gas như thế nào là đúng? - Ảnh 1

Việc uống nhiều nước ngọt còn là nguyên nhân làm tăng quá trình đào thải canxi qua đường nước tiểu. Do đó, lượng nước ngọt trong cơ thể càng nhiều thì nguy cơ trẻ thiếu canxi càng tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Mặt khác, thành phần acid trong nước ngọt có chứa các chất như phosphoric, citric… cộng với đường là tác nhân bào món, hủy hoại men răng, gây sâu răng ở bé. Nước bọt có độ kiềm Ph là 7.4, khi bé uống quá nhiều nước ngọt, nước miếng sẽ chuyển hóa thành acid. Để phục hồi độ kiềm, cơ thể sẽ phải rút một phần canxi từ men răng. Do đó, răng sẽ bị bào mòn, yếu và dễ bị tổn thương hơn.

Khi bé uống nước bọt, khí gas và acid còn ảnh hưởng tới dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Mặt khác acid phosphoric có thể làm vô hiệu hóa acid hydrochloric, dẫn tới các hiện tượng đầy hơi và khó tiêu, gây nên các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa. Như vậy, nước ngọt có gas không những là thủ phạm của bệnh béo phì mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm cân, suy dinh dưỡng ở trẻ.

Bất kỳ một thức uống công nghiệp nào cũng đều có phẩm màu, chất phụ gia và chất bảo quản… - những chất không tốt cho cơ thể. Ví dụ như chất sulphites gây gia tăng bệnh hen suyễn ở trẻ, chất fructore có thể gây ra hội chứng đau dạ dày. Đặc biệt là chất sodium benzoate khi tác dụng với acid ascorbic trong nước uống có gas sẽ tạo ra chất benzene, một chất đã được coi như có khả năng gây ung thư, phổ biến nhất là ung thư máu.

Ngoài ra, một số loại nước ngọt có gas có chứa cafein gây tác động xấu đến hệ tim mạch, kích thích hưng phấn, gây khó ngủ, dẫn đến hiện tượng đau đầu, bồn chồn, hốt hoảng, rối loạn nhịp tim, tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và các hiệu ứng phụ khác. Đó là lý do tại sao ba mẹ nên hạn chế việc uống nước ngọt của trẻ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
 
Nếu như được uống với một liều lượng vừa đủ, không quá thường xuyên thì nước ngọt có gas sẽ cung cấp một phần năng lượng cho các hoạt động, tạo cảm giác thoải mái và kích thích hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hầu như trẻ nào cũng thích uống nước ngọt có gas hơn nước đun sôi để nguội. Vì vậy, để trẻ vẫn hứng thú với việc ăn uống, ba mẹ cũng có thể cho bé uống nước ngọt có gas, tuy nhiên, nên cân đối để bảo đảm sức khỏe cho con trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ uống thêm sữa ít béo và các loại nước ép trái cây, sinh tố các loại để đảm bảo không bị tăng cân hay gặp các trở ngại về thể lực, sức khỏe. Mặt khác, vẫn cung cấp cho cơ thể được hàm lượng vitamin lẫn khoáng chất thiết yếu.
 

- Nhiều người vẫn cho rằng, uống nước ngọt có gas được ướp lạnh hoặc cho đá vào sẽ làm giảm được cơn khát. Tuy nhiên, cảm giác đó chỉ mang tính tạm thời, được một lúc sau cơn khát sẽ trở nên mạnh hơn. Vì trong nước ngọt chứa nhiều đường, khi uống vào lượng đường này sẽ khiến cho cổ họng thêm khó chịu và cơn khát sẽ xuất hiện trở lại nhanh hơn.

- Uống nước ngọt có gas quá lạnh là lý do làm cho cổ họng bị viêm, sưng, đau rát khó chịu. Nếu không kiêng cữ, các chất có trong thành phần nước ngọt sẽ làm cho bệnh tình trở nên tệ hơn, về lâu dài dễ bị viêm loét dạ dày. Thói quen uống nước ngọt có gas lúc bụng đói cũng là nguy cơ gây nên chứng đau bao từ.

- Hãy xóa bỏ suy nghĩ về việc uống nước ngọt thay cho nước lọc thường ngày. Uống nước ngọt nhiều có thể tăng nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể đáp ứng đủ lượng nước theo nhu cầu của cơ thể. Vì thế, ngoài việc cho trẻ uống nước ngọt, mẹ nên khuyến khích trẻ uống thêm nước lọc, để đảm bảo cho cơ thể được phát triển cân đối và tránh tình trạng mất nước.