Sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh
Theo đó, các số điện thoại của các đơn vị trực thuộc Bộ TT-TT gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh "BO TTTT". Đối với các đơn vị viễn thông cũng tương tự (hiển thị tên định danh của nhà mạng).
Thời gian qua, với mục đích thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân, một số đối tượng đã dùng số thuê bao cố định, di động mạo danh Bộ TT-TT, công an, giao dịch viên ngân hàng....gọi cho người dân khiến dư luận hoang mang, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để phòng, chống hình thức lừa đảo trên, lãnh đạo Bộ TT-TT đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị trực thuộc Bộ. Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng được cấp tên định danh. Bắt đầu từ ngày 27/10, các cuộc gọi đến người dân từ các đơn vị trực thuộc Bộ cùng các nhà mạng đều hiển thị tên định danh tương ứng.
Thông báo cũng nêu rõ: Các số điện thoại gọi đến người dân mà đối tượng xưng danh là đơn vị thuộc Bộ hay doanh nghiệp viễn thông nhưng không có tên định danh kèm theo thì đều là giả mạo, người dân cần cẩn thận.
Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý.

Các bộ, ngành chung tay xử lý lừa đảo trực tuyến
Kinhtedothi - Đại diện của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT cùng khẳng định xử lý vấn nạn lừa đảo trực tuyến là trách nhiệm chung của nhiều bộ, ngành.

Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên mạng
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến gồm: giả mạo website, lừa đảo bằng đường link/file nén và lừa đảo qua mã QR.

Các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam
Kinhtedothi -Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Đối tượng lừa đảo hướng tới là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên...