Chỉ số tăng trưởng GDP quý I/2019 thấp hơn so cùng kỳ. Ảnh VNE |
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 4,9% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,63%, đóng góp 51,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,5%, đóng góp 43,9%.
Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong quý I là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,35%. Ở chiều ngược lại, ngành khai khoáng trong ba tháng đầu năm tăng trưởng âm (giảm 2,2%) do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,3% và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%. Ngành xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá với 6,68%, đóng góp 0,39% vào mức tăng chung của nền kinh tế.
Trong ngành dịch vụ, đóng góp cao nhất là lĩnh vực bán buôn - bán lẻ, theo sau là dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động tài chính-ngân hàng-bảo hiểm và hoạt động bất động sản.
Trên góc độ sử dụng GDP trong quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2018. Tích lũy tài sản tăng 6,2%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,81%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,7%.
Bình quân trong ba tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,63% so với cùng kỳ 2018 - mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong ba năm gần đây. Lạm phát cơ bản tháng 3 giảm 0,06% - mức giảm thấp nhất trong ba năm.
Ảnh minh họa. |
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu tại lễ công bố sáng 28/3. |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm nhẹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng trước, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm.
Ảnh minh họa. |
Theo Tổng cục Thống kê, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhiều nhất với 1,42% (lương thực giảm 0,55%; thực phẩm giảm 1,97%), làm CPI chung giảm 0,51%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng sau Tết giảm và ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,17%; văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,09%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,08%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,03%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: Giao thông tăng 2,22% do tác động của điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm ngày 2/3/2019 (tác động làm CPI tăng 0,23%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78% chủ yếu do giá gas trong tháng tăng 4,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%.
CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây; CPI tháng 3/2019 tăng 0,69% so với tháng 12/2018 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Lạm phát cơ bản tháng 3/2019 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Xăng Ron95 đột ngột khan hiếm
Tối 25/3, Bộ Công Thương khẳng định không có chuyện khan hiến xăng dầu, tuy nhiên, sáng 26/3, một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội đã treo biển dừng bán xăng RON95 và chỉ còn bán xăng E5RON92.
Ảnh minh họa. |
Theo khảo sát, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Quân đội đã treo biển hoặc nhân viên thông báo ngừng bán xăng RON95. Đại diện một DN kinh doanh xăng dầu chia sẻ, hiện tại 5 cửa hàng của DN này đã ngừng bán xăng RON 95.
Chỉ một số cửa hàng có bể chứa to là còn xăng RON 95 còn lại đều đang trong tình trạng hết hàng. “RON95 không có hàng, do không có nguồn để mua từ mấy hôm nay và cũng chưa biết khi nào mới có xăng RON95 trở lại để cung cấp ra thị trường” – vị này nhấn mạnh. Vị đại diện DN này cũng cho hay, DN sẵn sàng chi tiền để mua xăng RON 95 nếu có mối cung ứng xăng hợp pháp.
Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch HĐQT Công ty xăng dầu Tự Lực 1 Nguyễn Văn Tiu cho hay, tình trạng thiếu xăng là do giá xăng dầu thế giới đang ở mức cao, trong khi xăng RON 95 buộc phải nhập khẩu còn Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn không thể cung ứng đủ nhu cầu trong nước Nếu có nhập xăng thì cũng phải sau 15 ngày mới về, song với giá cả biến động phức tạp như hiện nay lại không được tăng giá thì bán ra chỉ có lỗ.
Phân tích nguyên nhân việc xăng RON 95 cung không đủ cầu, các DN kinh doanh xăng dầu có chung ý kiến việc liên tục phải nhập, mua xăng dầu giá cao, nhưng từ đầu năm giá bán lẻ liên tục giữ nguyên và kỳ điều hành ngày 18/3 như một cú bồi, khiến số dư quỹ giảm trầm trọng. Điều này rõ ràng ảnh hưởng xấu tới tình hình sản xuất, kinh doanh của DN. Chưa kể, việc mức chiết khấu cho công ty còn bị giảm mạnh, chỉ còn khoảng 200 - 300 đồng/lít, không đủ chi phí vận tải.
“Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua Bộ Công Thương đã yêu cầu DN xả quỹ bình ổn giá, thế nhưng hiện chỉ còn Petrolimex còn quỹ, những DN khác đều đã cạn kiệt, không còn kinh phí bình ổn, nếu nhập khẩu DN sẽ bị thua lỗ. Lẽ ra trong kỳ điều hành xăng dầu vừa qua Bộ Công Thương thay vì việc dùng quỹ bình ổn để kiềm chế giá mà nên tăng giá xăng RON 95 thêm 500-700 đồng/lít” - ông Nguyễn Văn Tiu nêu rõ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng RON 95 sáng 26/3, Petrolimex đã ra thông báo trong ngày sẽ cung ứng xăng cho các DN đầu mối thế nhưng đến chiều cùng ngày, Petrolimex cung ứng rất “nhỏ giọt”, chỉ bằng ¼ so với nhu cầu của các DN hiện nay. Theo các DN, thời gian qua trích lập quỹ bình ổn quá nhiều, giá giữ nguyên nên đầu mối nhập khẩu không còn nguồn, càng nhập càng lỗ. Tuần trước, giá dầu thế giới có lúc đã vọt lên mức đỉnh của năm nay, trước những thông tin nguồn cung sẽ thắt chặt hơn. Giá dầu Brent tương lai ngày 25/3 tăng 18 cent lên 67,21 USD/thùng.
Trong kỳ điều hành ngày 18/3, giá xăng dầu thế giới tăng nhưng giá xăng trong nước vẫn giữ nguyên. Thay vào đó, quỹ bình ổn xăng dầu được xả để giữ giá ở mức kỷ lục tới 2.061 đồng/lít đối với xăng RON 95, các mặt hàng dầu chi sử dụng quỹ ở mức 1.000 - 1.600 đồng/lít.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc giữ ổn định giá xăng dầu để ổn định giá cả hàng hóa đầu vào, nhất là trong bối cảnh giá điện vừa tăng xong. Tuy nhiên, việc nhà điều hành tiếp tục xả mạnh Quỹ bình ổn xăng dầu gây áp lực lớn lên các tháng sau khi nguồn dư quỹ dần cạn. Hầu hết các DN kinh doanh xăng dầu đều có chung kiến nghị, với 2 lần điều chỉnh mà trích quỹ bình ổn liên tục ở mức cao, cơ quan chức năng nên xem xét lại, để giá bán lẻ diễn biến đúng giá thị trường thế giới.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ người tiêu dùng, Bộ Công Thương nên xây dựng phương án điều hành xăng dầu sao DN và người dân cũng có lợi bởi quỹ Bình ổn giá xăng dầu là do chính người tiêu dùng đóng góp trong quá trình tiêu thụ xăng.
Cổ phần hóa Agribank, Mobifone... “rùa bò”
Tại buổi họp báo về kết quả cổ phần hóa (CPH) DNNN ngày 28/3 của Bộ Tài chính, đại diện Cục Tài chính DN lấy ví dụ, trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mặc dù đã hơn một năm thực hiện nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, từ năm 2017, tuy Bộ Tài chính đã hướng dẫn rà soát đất đai, song do quy mô ngân hàng quá lớn, đến nay Agribank vẫn chưa rà soát, đưa ra được phương án sử dụng đất. Trong khi đó, MobiFone vướng vụ AVG, nhiều người làm sai, bị kỷ luật, dẫn tới chậm trễ.
Đối với trường hợp Tổng Công ty Giấy gặp khó khăn khi thoái vốn giấy Phương Nam, ông Tiến lý giải nguyên nhân: “Đấu giá 4 lần không ai mua. Chúng tôi cho rằng phải tính theo giá thị trường, còn cứ bảo nhà máy hoạt động rồi mà muốn bán hơn 1.000 tỷ đồng thu hồi rất khó, trong khi thực tế nhà máy đã hoạt động đâu.
Hay như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, hiện muốn bán cả giai đoạn 2 của dự án nhưng không giải quyết được tranh chấp giữa chủ đầu tư và tổng thầu EPC. Theo đánh giá của ông Tiến, thanh tra xác định sai phạm rồi nhưng quan trọng nhất là xử lý tranh chấp với nhà thầu nước ngoài. "Không thể xử lý một sớm một chiều được. Có cái không vướng thì nhà đầu tư không mặn mà", ông Tiến nói. Các DNNN chậm CPH tập trung vào một số Bộ, ngành có DN có giá trị đất đai cao như Bộ Xây dựng...
Ngoài ra, sự chậm trễ còn có nguyên nhân chủ quan do các địa phương, Bộ ngành đủng đỉnh. Theo quy định, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện. Tuy nhiên, theo ông, quá trình này thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ CPH. "Nếu địa phương không quyết liệt, đủng đỉnh thì quá trình CPH chậm là đúng", ông Tiến đánh giá.
Hơn nữa, sau CPH, một số Bộ vẫn dùng dằng trong việc bàn giao DN về cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý vốn. “Tổng công ty Thép CPH 2 năm rồi nhưng nay mới làm thủ tục bàn giao. Tổng công ty Thép Giấy Việt Nam vừa rồi cũng mới bàn giao về SCIC quản lý vốn” - ông Tiến lấy ví dụ.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, theo kế hoạch, năm 2018 phải CPH 64 DN nhưng thực tế mới có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Kế hoạch cổ phần hóa năm 2019 là 18 DN. Như vậy, cùng với hơn 40 DN chưa làm xong của năm 2018, nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được.