Chống COVID-19 và “virus trì trệ”
Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá ảnh hưởng của dịch do COVID-19 gây ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay.
Tại cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, với các biện pháp mạnh, cụ thể, hiệu quả, tình hình dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì nhiệm vụ năm 2020 được giao rất nặng nề. “Tinh thần là không được vì việc này mà bỏ mất việc kia”, Thủ tướng nêu rõ.
Thường trực Chính phủ họp về đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của COVID-19 |
Đặc biệt là tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tốt nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên, chúng ta phải chống cả 2 loại virus, một là COVID-19 và một loại virus nữa là “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta không được đổ lỗi cho khách quan, không chịu triển khai những biện pháp mới, không chịu tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân.
Thủ tướng cũng nêu rõ một số biện pháp giảm chi phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ như lệ phí visa. Không tăng giá dịch vụ như điện, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Đẩy mạnh đầu tư công và các công trình trọng điểm, đẩy mạnh giải ngân ODA, FDI, đầu tư xã hội.
Tổ chức sản xuất, tái cơ cấu thị trường, coi trọng thị trường nội địa, mở rộng thị trường quốc tế. Tính toán kịp thời nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất. Ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, không để tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá.Về điều hành chính sách tiền tệ, phải chủ động theo dõi tình hình, có biện pháp phản ứng kịp thời, nhất là kiểm soát chặt chẽ tỉ giá. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp đi sát thực tiễn, thường xuyên tháo gỡ vướng mắc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để phát triển sản xuất.Thủ tướng nhắc lại phát biểu, chúng ta đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch COVID-19 thì chúng ta cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh.Ngay sau khi Hiệp định EVFTA và EVIPA chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo |
Xăng dầu đồng loạt giảm giá mạnh
Ngày 14/2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính gửi văn bản tới các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh giảm 765 đồng/lít; Xăng RON95 giảm 742 đồng/lít; Dầu diesel giảm 961 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 1.108 đồng/lít; Dầu mazut giảm 792 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, xăng E5RON92 có giá bán tối đa là 18.503 đồng/lít; Xăng RON95 là 19.380 đồng/lít; Dầu diesel 15.175 đồng/lít; Dầu hỏa 13.954 đồng/lít; Dầu mazut 11.652 đồng/kg.
Nhà điều hành yêu cầu thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít; xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít; dầu hỏa và dầu diesel ở mức 700 đồng/lít; dầu mazut trích lập ở mức 200 đồng/kg.
Bộ Công Thương: Nên hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới
Theo Bộ Công Thương, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có tác động nhiều mặt tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây.
Do đó, các lô hàng nông, lâm, thủy sản và trái cây Việt Nam mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Bộ Công Thương khuyến cáo, kêu gọi các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.
Ảnh minh họa |
Loạt doanh nghiệp dừng hoạt động vì COVID-19
Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về những ảnh hưởng của dịch COVID-19, 30 tỉnh, thành có 322 doanh nghiệp dừng hoạt động, 553 đơn vị giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, 30 hợp tác xã và gần 300.000 hộ gia đình phải dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất.
Chưa kể, hơn 1.000 lao động tại 22 tỉnh, thành bị mất việc, trong đó, hơn một phần ba đến từ ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, 10% là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các ngành khác có lao động bị ảnh hưởng khác là nông, lâm và thủy sản; cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải; vận tải, kho bãi; bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy...
Yêu cầu miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 727/NHNN-TT về việc áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, NHNN đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch áp dụng các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, phù hợp với Chương trình miễn, giảm phí của NAPAS, cụ thể: