Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh TTO |
Đến nay, sau 30 năm thu hút FDI, đã có 27.000 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 335 tỷ USD. Xu hướng các nhà đầu tư đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho rằng sự lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước cho thấy hoàn toàn có thể ươm mầm nên các DN lớn, tầm cỡ, có năng lực cạnh tranh, là đối tác xứng tầm của các tập đoàn quốc tế. Nhiều tập toàn trong nước là thành viên của WEF như FPT, Viettel, VNPT, Vietcombank, BRG, T&T, Hòa Phát, VietJet Air…Thủ tướng nói: "Trong năm qua, phong trào khởi nghiệp được lan tỏa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chơi trên sân nhà nữa, đã giong buồm ra đại dương, đang khẳng định vị thế và năng lực".Hiện ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất hiện trên bản đồ xuất khẩu thế giới, Việt Nam đã có hơn 20 mặt hàng xuất khẩu có giá trị hơn 1 tỷ USD. Nhiều nông sản giữ vị trí tốp đầu tiên trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cá ba sa, tôm, cao su.Nhiều chuỗi cung ứng hoa quả, trái cây thực hiện theo quy trình nông nghiệp sạch, thực hiện theo quy chuẩn đã xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.Thủ tướng khẳng định mỏ vàng nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam chưa bao giờ được khai thác hết, sẽ là nền tảng thu hút đầu tư. Năm nay, Việt Nam có thể xuất khẩu lâm sản chế biến từ rừng trồng khoảng 10 tỷ USD, Việt Nam muốn trở thành một trung tâm sản xuất đồ gỗ rừng trồng, và trang trí nội thất của thế giới. Đó là tiềm năng thu hút đầu tư của Việt Nam.Trước cộng đồng nhà đầu tư, Thủ tướng nói sự chuyển dịch của thương mại toàn cầu mang tính tự nhiên như những dòng hải lưu lạnh, hải lưu nóng, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ những dòng hải lưu thương mại để đẩy con thuyền kinh tế đi nhanh hơn.Theo Thủ tướng, Việt Nam giờ đã là công xưởng lớn của thế giới, là điểm tựa cho nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tại khu vực và trên toàn cầu.Thủ tướng thông tin thêm với cộng đồng các nhà đầu tư, từ 4/1/2019, cánh cửa CPTPP đã mở ra với các DN đang đầu tư tại Việt Nam. Đây là một hiệp định quan trọng được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 100%.Các FTA đang mở rộng đón các nhà đầu tư từ hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20, giúp DN tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu. Đứng ở Việt Nam có thể nhìn thấy hầu hết các thị trường lớn của thế giới, Việt Nam đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng như EVFTA, RCEP, CPTPP…Hà Nội lần đầu đứng số 1 về hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Ảnh minh họa. |
Thảo luận tại kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng Hà Nội phải đi trước trong phát triển kinh tế "số". Trước tiên phải "số hóa" và chia sẻ dữ liệu công khai.
Hiện tại, dữ liệu của thành phố đang được số hóa nhưng chưa có sự kết nối. Bên cạnh đó là việc nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về chính sách, thủ tục hành chính, chưa phân định rõ giữa dịch vụ "giấy tờ" và trực tuyến.Để kinh tế của Hà Nội có thể thu hút mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực đầu tư, ngoài các giải pháp về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các đại biểu cho rằng chính quyền TP Hà Nội cần tập trung phát triển 2 ngành có thế mạnh là kinh tế tri thức và du lịch. Trong đó tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có và tiếp tục thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Kết thúc ngày làm việc thứ nhất, 91,18% đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong đó, mục tiêu thành phố đặt ra cho năm sau là GRDP tăng từ 7,5% trở lên, GRDP/người đạt 118 - 120 triệu đồng.FPT Online lên sàn giao dịch với mã cổ phiếu là FOC. Ảnh minh họa. |
FPT Online chính thức thành lập vào giữa năm 2007 với hoạt động chính là quảng cáo trực tuyến, game online, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội và dịch vụ tin nhắn. Công ty trải qua năm lần thay đổi vốn điều lệ, từ 40 tỷ đồng lên trên 140 tỷ đồng như hiện tại.
Mô hình kinh doanh của công ty đang được tinh gọn tối đa để tập trung vào mảng quảng cáo và truyền thông với các sản phẩm chính là báo điện tử VnExpress, Ngôi Sao, iOne... Hiện, công ty là đơn vị dẫn đầu lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam khi chiếm hơn 50% thị phần.FPT Online đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2018 lần lượt đạt 570 tỷ đồng và 267 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng xấp xỉ 9% và 7% so với năm trước. Luỹ kế chín tháng đầu năm, công ty ghi nhận 378 tỷ đồng doanh thu và 218 tỷ đồng lợi nhuận.Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đơn vị quảng cáo như Google, Facebook nhưng ban lãnh đạo công ty tự tin sẽ hoàn thành hoặc vượt kế hoạch này nhờ giữ vững dịch vụ banner truyền thống, đẩy mạnh các giải pháp quảng cáo mới và gia tăng nguồn thu từ nội dung ngách như du lịch, sức khoẻ, công nghệ... Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên nguồn thu cũng thường tăng đột biến trong giai đoạn cuối năm do các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu quảng bá sản phẩm lớn.Trong ba năm gần nhất, FPT Online đều duy trì chính sách cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ từ 50% đến 60%. Dự kiến cổ tức năm nay chi trả không thấp hơn 35%, tương ứng 3.500 đồng cho mỗi cổ phiếu.Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty cũng tăng trưởng qua từng năm. Điển hình như tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm ngoái đạt hơn 48%, tăng gần 8% so với năm 2016; hoặc tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân năm ngoái tăng thêm 2% lên xấp xỉ 47%.Giá xăng giảm 1.500 đồng/lít
Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo giá xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, góp phần giảm chi phí đầu vào của DN sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính chiều 6/12 quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
Ảnh minh họa |
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường điều chỉnh như sau: Xăng E5 RON92 giảm 1.446 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.513 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 1.379 đồng/lít; dầu hỏa giảm 990 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 784 đồng/kg..
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức: Xăng E5RON92 không cao hơn 17.181đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 18.459 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.258 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 15.252 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.402 đồng/kg.
Theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 6/12/2018 là: 61,016 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 62,845 USD/thùng xăng RON95; 74,325 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 76,287 USD/thùng dầu hỏa; 408,155 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.
Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 RON92 theo Công văn số 1397/BTC-QLG ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu là 14.778 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sau một thời gian dài được chi sử dụng liên tục nhằm hạn chế tác động tăng của giá thành phẩm xăng dầu thế giới tới giá bán xăng dầu trong nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thì đến nay số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của một số DN sụt giảm đáng kể, thậm chí còn âm.
Ngoài ra, việc đảm bảo nguồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhằm phục vụ công tác bình ổn giá xăng dầu trong nước sắp tới trong giai đoạn trước, trong, sau Tết là cần thiết (từ ngày 1/1/2019 thực hiện mức thuế bảo vệ môi trường mới đối với các sản phẩm xăng dầu). Đồng thời tiếp tục khuyến khích thương nhân kinh doanh xăng dầu kinh doanh xăng sinh học E5RON92, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E5RON92.
Phó Thủ tướng: “Muốn đi nhanh, đi xa và quan trọng là đi về đích thì phải đi cùng nhau”
Ngày 4/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với WB tại Việt Nam và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: VGP |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Diễn đàn, với sự tham dự của 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các sứ quán, các tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, việc tổ chức thành công Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ nhất năm 2017 đã tạo ra cơ sở quan trọng để lãnh đạo Chính phủ đưa ra các định hướng triển khai công tác hội nhập kinh tế 2018, trong đó có Chỉ thị số 26/TT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
Từ đó đến nay, Việt Nam đã có một năm sôi động với các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, nổi bật là Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thành đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại mới, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết, vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế, có khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.
Trong vòng một năm trở lại đây, kinh tế toàn cầu có một số dấu hiệu thay đổi, theo hướng phức tạp và khó dự đoán hơn. Do đó, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải sớm có những phân tích, dự báo và động thái chính sách để giảm thiểu những tác động tiêu cực và chủ động có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Bày tỏ đồng tình với những nhận định, khuyến cáo của các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần “tích cực, chủ động hội nhập với bên ngoài theo đúng chủ trương của Đảng và cải cách thể chế mạnh mẽ từ bên trong để tiếp tục hội nhập thành công, củng cố nội lực quốc gia, khơi dậy khát vọng và nỗ lực sáng tạo của cá nhân, nâng cao sức mạnh tổng thể của quốc gia, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm”.
Đây là mục tiêu “bất biến” để “ứng vạn biến” với những thách thức từ tình hình thương mại đầu tư quốc tế, sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, biến thách thức thành cơ hội và tận dụng triệt để những cơ hội từ bên ngoài mang lại.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải giải quyết đồng bộ các vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế ở trong nước trong dài hạn, định vị được vị trí của Việt Nam trên toàn cầu và hướng phát triển trong tương lai.
Để có những bước đi vững chắc trong dài hạn, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục đặt nhiệm vụ ổn định vĩ mô lên hàng đầu, gia tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, nhất là hệ thống tài chính và ngân hàng, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng.
Đồng thời xác định chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay và những năm tới thông qua các động lực tăng trưởng mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 và lợi thế của đất nước như công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, đô thị thông minh, các ngành dịch vụ phát triển trên nền tảng công nghệ như thương mại điện tử, logistics, chuỗi cung ứng và vận tải thông minh, công nghệ tài chính…
“Muốn đi nhanh, đi xa và quan trọng là đi về đích thì phải đi cùng nhau. Người Việt Nam hoàn toàn có thể gây ngạc nhiên cho thế giới trong phát triển kinh tế thì không chỉ phải đi cùng nhau mà còn phải hợp tác với các quốc gia khác trong dòng chảy đa phương, cân bằng thương mại”, Phó Thủ tướng bày tỏ.
Chỉ số PMI của Việt Nam tăng kỷ lục trong tháng 11
Theo bảng xếp hạng chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI vừa được Nikkei và IHS Markit công bố, chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên 56,5 điểm trong tháng 11 so với 53,9 điểm vào tháng trước. Đây cũng là mức cao kỷ lục đối với ngành sản xuất Việt Nam trong 7 năm qua kể từ tháng 3/2011
Chỉ số PMI tháng 11 của Việt Nam cũng dẫn đầu các nước Đông Nam Á. Tháng 11, các nhà sản xuất tăng tồn kho cả hàng hóa đầu vào và hàng thành phẩm với tốc độ kỷ lục vì phải đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và chuẩn bị cho khả năng tiếp tục tăng doanh thu trong những tháng tới. Việc tăng hàng tồn kho trước sản xuất được hỗ trợ bởi hoạt động mua hàng tăng nhanh đáng kể, theo Nikkei.
Tuy nhiên, giá nguyên vật liệu đã làm chi phí đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 11, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 3 tháng. Gánh nặng chi phí tăng khiến các nhà sản xuất tăng giá bán hàng lần đầu tiên trong 3 tháng.
Theo đánh giá của đơn vị khảo sát, lĩnh vực sản xuất Việt Nam đang đi ngược lại những dấu hiệu chậm lại của nhu cầu ở đâu đó trên thế giới trong tháng 11 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh, và sản lượng tăng gần bằng mức kỷ lục.
Hơn nữa, các công ty tin tưởng rằng tin vui sẽ tiếp tục đến, nên họ gia tăng hàng tồn kho và tuyển thêm nhân công với tốc độ nhanh nhất trong gần tám năm của lịch sử chỉ số tính đến thời điểm này.
Trong khi nền sản xuất của Việt Nam có nhiều dấu hiệu lạc quan, tình hình chung của khu vực ASEAN được IHS Markit đánh giá chỉ tăng trưởng một cách khiêm tốn.
Ngoài Việt Nam, những nước có chỉ số PMI tăng trong tháng 11 là Philippines, Myanmar và Indonesia. Ngược lại, ngành sản xuất của Thái Lan, Malaysia, và Singapore đều chứng kiến sự sụt giảm chỉ số PMI.
Chỉ số PMI là một trong những thước đo quan trọng đối với “sức khỏe” của nền kinh tế sản xuất mỗi quốc gia và được đánh giá từ 5 tiêu chí gồm số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và tồn kho các mặt hàng mua.
CEO Vietjet tiếp tục vào Top phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Bà Nguyễn Phương Thảo xếp thứ 44 trong 100 phụ nữ quyền lực do Forbes bình chọn. |
Tạp chí Forbes tuần qua công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2018. Như mọi năm, các tiêu chí đánh giá của họ là: Tiền bạc (tài sản, doanh thu công ty hoặc GDP quốc gia), độ hiện diện truyền thông, tầm ảnh hưởng và tác động của họ lên cả lĩnh vực của mình (truyền thông, kinh doanh, công nghệ,..) lẫn lĩnh vực bên ngoài. Năm nay, Forbes tích hợp thêm đánh giá về ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Đại diện duy nhất của Việt Nam - CEO hãng hàng không Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục nằm trong danh sách năm nay. Bà xếp thứ 44, tăng 11 bậc so với năm ngoái. Forbes ước tính bà Thảo hiện sở hữu khối tài sản trị giá 2,6 tỷ USD.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, hiện được biết đến nhiều nhất với vai trò Tổng giám đốc Vietjet Air. Ngoài ra, bà Thảo còn giữ vị trí Phó chủ tịch HD Bank và chủ tịch Sovico Holdings.
Năm 2017, bà Thảo lần đầu tiên lọt top tỷ phú USD của Forbes và cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Trong năm 2017 và 2018, bà Thảo lần lượt đưa Vietjet Air và HDBank lên niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh và đây đều là các doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD. Bà hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes là Thủ tướng Đức Angela Merkel, tiếp đến là Thủ tướng Anh Theresa May. Vị trí thứ 3 thuộc về bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).