Ngày 15/12, Transerco sẽ bắt đầu quá trình chạy thử nghiệm kỹ thuật - chưa chở khách, để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đưa xe vào phục vụ Nhân dân.
Theo phương án do Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị xây dựng, trình Sở GTVT và UBND TP Hà Nội, tạm thời tuyến buýt BRT vẫn sử dụng vé giấy, do nhân viên bán tại cửa nhà chờ với giá là 7.000 đồng/vé.Thời gian đầu, tuyến buýt sẽ sử dụng 24 trên tổng số 35 xe. Trong đó hoạt động thực tế là 20 xe/ngày, dự phòng 4 xe/ngày. 70 lái xe do Transerco đưa đi đào tạo kỹ thuật riêng đã được cấp chứng chỉ vận hành xe buýt BRT, đang sẵn sàng bắt tay vào việc.
Một lái xe buýt BRT cho hay, xe được thiết kế với cảm biến tương thích cửa nhà chờ. Khi đến đủ gần nhau, cảm biến của xe và nhà chờ khớp nối tín hiệu cùng mở, đóng nhịp nhàng.Sàn xe đồng mức với sàn nhà chờ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật lên xuống, kể cả khi dùng xe lăn. Hơn nữa, trên xe cũng có khoang riêng với thiết bị cố định xe lăn để đảm bảo an toàn.Đại diện Transerco cũng lưu ý Nhân dân và hành khách, ngày 15/12 mới chỉ bắt đầu quá trình chạy khớp nối, thử nghiệm kỹ thuật, xe buýt BRT chưa đón chở khách. Dự kiến, ngày 1/1/2017, tuyến buýt mới chính thực phục vụ Nhân dân đi lại.Bộ GTVT yêu cầu Hội đồng thành viên, Ban Thường vụ Đảng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam họp, thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV đối với ông Trần Ngọc Thành.
Quyết định về nhân sự này nhằm sớm giải quyết nguyện vọng nghỉ hưu của ông Thành, đồng thời giữ ổn định chỉ đạo, điều hành của HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.Ông Trần Ngọc Thành |
Trước đó, vào giữa tháng 10/2016, Bộ GTVT quyết định luân chuyển, điều động ông Thành giữ chức Vụ trưởng, Phó trưởng ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ GTVT). Sau đó, ông Thành có đơn gửi Bộ GTVT xin nghỉ hưu sớm.
Ông Trần Ngọc Thành sinh năm 1960, được Bộ GTVT điều động, bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ tháng 4/2013. Trước khi được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành là Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT.Trong hơn 3 năm công tác tại Tổng công ty Đường sắt, ông Thành được đánh giá là đã góp phần đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ một số đoàn tàu, tái cơ cấu hoạt động vận tải.Tuy nhiên, ngành đường sắt cũng có nhiều dự án gây tranh cãi như mua tàu cũ của Trung Quốc; góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu.Mgày 26/8/2016, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại VNR và một số đơn vị thành viên. Tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm của VNR và các đơn vị thành viên. Đặc biệt, VNR còn có nhiều sai phạm trong việc lên kế hoạch mua tàu cũ Trung Quốc sai quy định.Nguyên nhân gây cá chết tại các hồ thời gian qua
Trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 3 HĐND TP khóa XV, UBND TP Hà Nội đã chỉ ra mức độ ô nhiễm cũng như nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết tại các ao, hồ trong thời gian qua.
Cụ thể, về nguyên nhân gây hiện tượng cá chết, theo UBND TP có 4 nguyên nhân sau: Hầu hết hồ của Hà Nội là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào, gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước; Thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước; Ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ; Hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ.Thông cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho biết nguyên nhân: Do đường cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có 2 đầu cất cất hạ cánh (CHC) là 02 và 20. Việc tiếp cận hạ cánh đầu đường CHC 20 thuận lợi do địa hình bằng phẳng (phía biển).
Tuy nhiên, việc tiếp cận hạ cánh đầu đường CHC 02 do địa hình phức tạp có núi cao gần sân bay với độ cao lên đến 1.000m. Để hạ cánh xuống đầu đường CHC 02, tàu bay có thể sử dụng 2 phương thức tiếp cận hạ cánh là phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME và phương thức sử dụng thiết bị chính xác ILS.
Do yêu cầu đảm bảo an toàn bay, cả 2 phương thức hạ cánh sử dụng thiết bị (VOR/DME hoặc ILS) cho đầu đường CHC 02 đều yêu cầu tổ lái phải được huấn luyện theo chương trình huấn luyện riêng và phải được phê chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện. Tiêu chuẩn về tầm nhìn đối với phương thức tiếp cận ILS: từ 1.600m trở lên và đối với phương thức tiếp cận VOR/DME: từ 4500m trở lên.Thời tiết tại sân bay Cam Ranh sáng ngày 13/12/2016 có tầm nhìn dao động từ 5.000m - 2.500m. Do điều kiện gió lớn, tàu bay phải sử dụng đường CHC 02 để hạ cánh.Theo Cục Hàng không, tổ lái chuyến bay HVN1344 đã được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME nhưng chưa được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh sử dụng thiết bị chính xác ILS. Do vậy, khi tầm nhìn giảm xuống dưới 4500m tổ lái không được phép thực hiện hạ cánh và phải đi sân bay dự bị Tân Sơn Nhất sau hai lần hạ cánh theo phương thức VOR/DME tại đầu đường CHC 02 không thực hiện được và đã bay chờ nhưng điều kiện thời tiết cũng không đáp ứng tiêu chuẩn về tầm nhìn.“Đây là tình huống hoạt động bay trong thời tiết chưa đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn bay. Tổ lái và Đài Kiểm soát không lưu, hãng hàng không đã thực hiện đúng quy trình, quy định an toàn của Cục Hàng không Việt Nam”, Cục Hàng không Việt Nam cho hay.