Sự tích huyền bí của Tết Trung thu

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ xa xưa, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng. Từ khi trở thành lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Tết Trung Thu được biết đến là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. 
Đầu tiên, ngày Tết Trung thu có ý nghĩa là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự cấu kết cấu đồng. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình. Trung thu cũng là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của Tết Trung thu.
Tại Việt Nam, vào ngày Tết Trung thu, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.
 
Vào dịp Tết Trung thu, người Việt cũng thường để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Cũng trong ngày Tết Trung Thu, trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.
Nguồn gốc của Tết Trung thu
Khi nói tới Tết Trung thu, người Việt Nam vẫn thường nghĩ đây là ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Chúng ta không thể phủ nhận rằng phong tục vui Tết Trung thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, điển tích về Tết Trung thu ở nước ta và Trung Quốc có sự khác nhau. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. 
Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc… Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.
Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu. Các nước sử dụng lịch âm như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.
Được biết, Tết Trung Thu năm 2021 sẽ rơi vào thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch (15/8/2021 lịch âm). Nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khi vui Tết Trung thu năm nay mỗi người đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần