80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sửa Luật Quy hoạch: hạn chế chồng chéo, lãng phí

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội XV, một trong những nội dung về Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch được các đại biểu quan tâm là việc quy hoạch cần được lập đồng thời các cấp, tránh mâu thuẫn.

Lập đồng thời các quy hoạch

Từ kinh nghiệm triển khai quy hoạch sử dụng đất thời gian qua, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong lập quy hoạch, đề nghị quy định trong dự thảo Luật Quy hoạch sửa đổi cần chỉnh lại theo hướng phải lập đồng thời các cấp quy hoạch, chứ không chỉ là “được lập đồng thời” như quy định hiện nay.

Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Theo đại biểu, quy hoạch cấp trên là định hướng, cấp dưới là chi tiết hóa. Nếu chưa có định hướng rõ ràng từ quy hoạch cấp trên mà đã làm chi tiết cấp dưới, dễ dẫn tới mâu thuẫn, thiếu đồng bộ. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia trước, rồi sau đó các tỉnh làm quy hoạch đất riêng, đã phát sinh tình trạng “vênh” chỉ tiêu, buộc phải điều chỉnh lại.

Việc lập đồng thời sẽ giúp đảm bảo các cấp quy hoạch được đặt lên bàn cùng lúc, gắn kết, tránh xung đột giữa quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương. Quy hoạch nào hoàn thành trước thì được phê duyệt trước nhưng về tổng thể vẫn phải đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm thời gian, không kéo như hiện nay.

Về tổ chức tư vấn lập quy hoạch tại Điều 17, đại biểu cho rằng không nên để cơ quan quản lý tự lập quy hoạch. Dù làm nhanh hơn, nhưng sẽ đối mặt hai rủi ro. Theo đó có thể dẫn tới một số vấn đề: cơ quan quản lý không có chuyên môn sâu như đơn vị tư vấn chuyên nghiệp; nguy cơ quy hoạch bị chi phối bởi ý chí lãnh đạo nhiệm kỳ, thiếu tầm nhìn dài hạn, dẫn tới quy hoạch “nhiệm kỳ hóa”. “Do đó, đề nghị cơ quan lập quy hoạch phải chọn tổ chức tư vấn độc lập, uy tín, không bắt buộc đấu thầu, bởi đơn vị tư vấn đẳng cấp quốc tế thường không chấp nhận tham gia đấu thầu. Chỉ khi không lựa chọn được tổ chức tư vấn độc lập mới tự lập quy hoạch” - đại biểu cho hay.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nhấn mạnh cần bổ sung cơ chế rõ ràng để xử lý xung đột giữa các loại quy hoạch, đặc biệt là khi triển khai dự án thực tế. Đại biểu dẫn chứng tình trạng quy hoạch giao thông quốc gia không ăn khớp với quy hoạch tỉnh, hoặc giữa quy hoạch đất và quy hoạch đô thị thường xuyên “vênh nhau”, gây khó khăn trong cấp phép và triển khai đầu tư.

“Luật cần quy định rõ nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm xử lý mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch, đồng thời khuyến khích áp dụng công cụ hỗ trợ như hệ thống thông tin địa lý để kiểm soát chồng lấn” - đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân chia sẻ. Bà cũng kiến nghị chỉ nên yêu cầu quy hoạch chi tiết 1/500 tuân thủ quy hoạch cấp trên liền kề, nhằm hạn chế vướng mắc khi triển khai dự án cụ thể.

Phủ kín quy hoạch Thủ đô

Tại Hà Nội, hiện nay, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo các chuyên gia, đây là 2 quy hoạch có vai trò, ý nghĩa quang trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực, giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện địa, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, tạo sức lan toả.

Đối với công tác lập, thẩm định quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành, theo Ban Chỉ đạo Chương trình 03-Ctr/TU của Thành uỷ về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”, Sở QH - KT đã chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát và báo cáo UBND TP. Đây là cơ sở để tổ chức thực hiện, tiến toàn hoàn thành mục tiêu phụ kín 100% quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch đô thị đã có 81/86 đồ án được phêt duyệt, đạt 94%. Trong đó, Quy hoạch chung đô thị vệ tinh có 5 đồ án; 3 đồ án Quy hoạch chung thị trấn sính thái được 11 đồ án về quy hoạch chung thị trấn, thị tứ; 38 đò án quy hoạch phân khu đô thị trung tâm; 29 đồ án thuộc 5 đô thị vệ tinh (UBND TP đã phê duyệt 19/29 đồ án; 10 đồ án đang tiếp tục triển khai).

Về Quy hoạch xây dựng, UBND TP đã phê duyệt 13/13 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện. UBND các huyện đang tổ chức lập quy hoạch theo nhiệm vụ đã được UBND phê duyệt. Về hạ tầng kỹ thuật, năm 2021 và năm 2023 đã phê duyệt 3 đồ án quy hoạch chuyên ngành (Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 20250; Quy hoạch chung không gian ngầm khu vực đô thị trung tâm).

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh lý do cần thiết phải gấp rút sửa đổi Luật Quy hoạch, tập trung vào ba vấn đề lớn trước mắt. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, sửa Luật Quy hoạch để bảo đảm điều chỉnh ngay được các quy hoạch ở tất cả các cấp. Sau khi Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực, các địa phương sẽ phải ngay lập tức điều chỉnh quy hoạch. Đồng thời, luật cũng phải đảm bảo nguyên tắc, các quy hoạch đang được triển khai vẫn tiếp tục được thực hiện cho đến khi quy hoạch điều chỉnh có hiệu lực. Điều này nhằm tránh gián đoạn trong quản lý và đầu tư. Cùng với đó, việc sửa luật lần này tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa, tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm cho các cấp, các ngành.

Sửa Luật Quy hoạch: đáp ứng yêu cầu cấp bách về sắp xếp đơn vị hành chính

Sửa Luật Quy hoạch: đáp ứng yêu cầu cấp bách về sắp xếp đơn vị hành chính

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

25 Jul, 11:41 AM

Kinhtedothi - Ngay sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ mới đã khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm không để gián đoạn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trọng điểm, tạo đà cho giai đoạn phát triển mới.

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

25 Jul, 06:02 AM

Kinhtedothi - Việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong các dự án xây dựng tại Việt Nam đã được quy định tương đối đồng bộ trong hệ thống pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đang gặp nhiều rào cản, đặc biệt trong giai đoạn đấu thầu và thi công, ngành xây dựng cần một sự thay đổi toàn diện về tư duy, hành lang pháp lý và cách tiếp cận quản lý dự án.

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

20 Jul, 09:43 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu, nhân công, đất đai cùng tăng chóng mặt khiến mục tiêu “xây nhà dưới 1 tỷ đồng” ngày càng trở nên xa vời, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình nhà ở giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được triển khai nhờ cách tiếp cận thông minh về thiết kế, công năng và công nghệ xây dựng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ