Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sức hút từ nuôi bò BBB

Kinhtedothi - Năng suất cao, tăng trọng nhanh, hiệu quả kinh tế lớn là những ưu thế mà giống bò F1 BBB mang lại cho ngành chăn nuôi Thủ đô. Sức hút từ thương hiệu thịt bò Hà Nội cũng lôi kéo sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư đến từ các tỉnh, thành trên cả nước.
Kinhtedothi - Năng suất cao, tăng trọng nhanh, hiệu quả kinh tế lớn là những ưu thế mà giống bò F1 BBB mang lại cho ngành chăn nuôi Thủ đô. Sức hút từ thương hiệu thịt bò Hà Nội cũng lôi kéo sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư đến từ các tỉnh, thành trên cả nước.
Thu lãi hàng trăm tỷ đồng

Bò BBB (Blanc Blue Belge) là giống bò thịt đặc biệt, có cơ bắp phát triển siêu trội được lai tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ. Mô hình nuôi bò BBB được đưa vào thí điểm trên địa bàn Hà Nội từ năm 2012 tại 8 huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Chương Mỹ và Thạch Thất. Năm thứ ba tham gia nuôi bò BBB, bà Dương Thị Thắng, thôn Thái Bạt, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì phấn khởi cho biết, chăm sóc bò BBB khá đơn giản vì bò dễ tính, có thể ăn lá ngô, rơm. Hơn nữa, đầu ra của bò cũng khá thuận lợi vì thương lái tìm đến tận nhà mua. Với một con bò cái nền để lai giống, trong 3 năm qua, gia đình bà đã thu được 3 con bê F1 BBB, giá bán từ 16 – 18 triệu đồng.
Mô hình nuôi bò BBB tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì. Ảnh: Thiên Tú
Mô hình nuôi bò BBB tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì. Ảnh: Thiên Tú
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, đơn vị được TP giao triển khai dự án lai tạo bò F1 BBB trên nền bò cái lai Sind trên địa bàn TP, năm 2015 đã phối được 27.000 liều tinh giống và có 13.000 con bê sinh ra, nâng tổng số bê của dự án lên 22.100 con. Kết quả theo dõi cho thấy, bê có trọng lượng từ 18 – 31kg/con, cao hơn khoảng 10kg so với giống bò thịt khác. Đáng chú ý là do kết hợp được cả tốc độ phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố bò BBB với sự thích nghi môi trường sống của con mẹ (bò cái nền lai Sind) nên bê F1 BBB tăng trọng đạt 26 – 30kg/tháng. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con bò BBB đã được thương lái trả giá gần 20 triệu đồng, cao hơn 8 – 10 triệu đồng so với bò vàng thông thường. Như vậy, với số lượng bê con F1 BBB đã sinh ra đến thời điểm này, hiệu quả từ dự án đã đem lại đạt trên 400 tỷ đồng, trong đó giá trị gia tăng đạt gần 200 tỷ đồng.

Hướng về vị thế dẫn đầu
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội đang phối hợp với Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi bò thịt F1 BBB, trong đó tập trung tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi phục vụ giết mổ công nghiệp.

Chỉ sau khoảng 3 năm triển khai, mô hình chăn nuôi bò BBB đã giải quyết việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho hơn 10.000 hộ nông dân Thủ đô. Trên cơ sở thành công của dự án, UBND TP và Sở NN&PTNT đã chỉ đạo triển khai xây dựng thương hiệu bò thịt Hà Nội. Hiện nay, dự án đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhận diện sản phẩm, mã số, mã vạch đối với sản phẩm bò giống và thịt bò F1 BBB của Hà Nội. Đây là một tín hiệu tốt cho việc nhân rộng mô hình trên địa bàn TP.

Nhận thấy sức hút đặc biệt của mô hình, nhiều địa phương như Phú Thọ, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Tĩnh... hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đề xuất Hà Nội chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt F1 BBB và đào tạo nghề cho công nhân chăn nuôi. Trên cơ sở đề xuất này, thời gian qua, phía Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội đã hỗ trợ đắc lực cho các địa phương để nhân rộng mô hình. “Nuôi bò thịt F1 BBB là hướng đi rất tuyệt vời. Hà Nội đã đi đầu cả nước thì nên tiếp tục phát huy thế mạnh để người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn” - GS Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam bày tỏ.

Đồng quan điểm với ý kiến này, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân cho biết, tình hình cạnh tranh về thị trường thịt bò được đánh giá là khá khốc liệt trong bối cảnh hội nhập. Do đó, Hà Nội cần đưa ngay mô hình nuôi bò thịt BBB vào chương trình của ngành nông nghiệp trong năm 2016 gắn với xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm. Qua đó, từng bước xây dựng Hà Nội thành trung tâm bò thịt của các tỉnh phía Bắc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ