70 năm giải phóng Thủ đô

Suy thoái kinh tế: Giàu mà khổ!

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đồng euro lên giá mạnh trong những năm gần đây còn khiến cho vấn đề về tính cạnh tranh này trở nên nghiêm trọng hơn, làm giảm tăng trưởng và mất cân đối tài khóa.

KTĐT - Đồng euro lên giá mạnh trong những năm gần đây còn khiến cho vấn đề về tính cạnh tranh này trở nên nghiêm trọng hơn, làm giảm tăng trưởng và mất cân đối tài khóa.

Thâm hụt tài chính và nợ chính phủ phình to ngày hôm nay đang tăng thêm quan ngại về những rủi ro khi đầu tư vào nhiều nền kinh tế phát triển. 

Thông thường, rủi ro đầu tư ra nước ngoài (sovereign risk) thường tập trung ở những nền kinh tế thị trường mới nổi. Trong khoảng một thập niên trước đây, Nga, Argentina và Ecuador đã vỡ nợ công, trong khi Pakistan, Ukraine, và Uruguay rơi vào tình trạng phải tái cơ cấu lại nợ công trước nguy cơ không trả được nợ.

Nhưng, hiện tại, đa số các nền kinh tế mới nổi - trừ một vài ngoại lệ ở Trung và Đông Âu - lại đã cải thiện đáng kể tình trạng tài chính của mình khi cắt giảm được tổng thâm hụt, duy trì thặng dư nguyên cấp (primary surpluses) lớn, tỷ lệ nợ công trên GDP thấp, và giảm lượng quá hạn và tiền tệ hóa trong nợ công. Kết quả là, rủi ro đầu tư hiện tại ở các nền kinh tế phát triển còn trở thành vấn đề lớn hơn, so với đa số những nền kinh tế thị trường mới nổi.

Thực tế, sự xuống dốc của các công ty xếp hạng, chênh lệch tín dụng (giữa lãi suất trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế với với lãi suất do chính phủ đưa ra với các chứng khoán được xếp loại AAA) mở rộng, và đấu thầu nợ công thất bại tại các nước như Mỹ, Anh, Hy Lạp, Ireland, và Tây Ban Nha năm ngoái chính là những điểm đáng ghi nhớ rằng, trừ khi các nền kinh tế phát triển bắt đầu khôi phục lại trật tự cho các thể chế tài chính, nếu không nhà đầu tư, thành viên thị trường trái phiếu, và các công ty định giá có thể sẽ từ bạn trở thành kẻ thù. Suy thoái nghiêm trọng cùng với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, càng làm xấu thêm tình trạng tài khóa của các nước phát triển, do chi tiêu cho kích thích, thu nhập từ thuế giảm, và các khoản chi để cứu trợ ngành tài chính.

Ảnh hưởng còn lớn hơn thế tại các nước từng có "tiền sử" về các vấn đề tài chính mang tính cấu trúc, duy trì chính sách tài chính lỏng lẻo và không quan tâm cải cách tài khóa ngay trong những năm bùng nổ. Trong tương lai, phục hồi kinh tế yếu và dân số già có khả năng sẽ đặt thêm gánh nặng lên các nền kinh tế phát triển, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản, và một số nước trong khu vực sử dụng đồng euro.

Đáng ngại hơn, việc tiền tệ hóa các khoản thâm hụt tài chính lại đang trở thành "điển hình" ở các nền kinh tế phát triển, khi ngân hàng trung ương đã bắt đầu "thổi phồng" thêm cơ sở tiền tệ thông qua việc mua các chứng khoán chính phủ ngắn hạn và dài hạn. Cuối cùng, các thâm hụt lớn được tiền tệ hóa sẽ đánh đắm cả con tàu tài chính và/hoặc dẫn tới lạm phát tăng, đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn lên cao và chi tiêu cũng giảm, và để rồi phục hồi kinh tế cho tới nay vẫn còn hết sức mong manh.

Bên cạnh đó, kích thích tài chính cũng không phải là công cụ dễ điều hành. Các nhà làm chính sách dù có đứng yên hay có tiến hành hành động gì thì sau đó họ vẫn sẽ bị chỉ trích. Nếu họ ngừng kích thích quá sớm, rồi tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, làm mất tính thanh khoản thì nền kinh tế có thể sẽ quay trở lại suy thoái, cùng với giảm phát. Nhưng nếu cho phép duy trì các khoản thâm hụt tài chính được tiền tệ hóa, thì lãi suất dài hạn tăng sẽ lại cản trở tăng trưởng.

Những nước với vị trí tài chính xuất phát yếu hơn - như Hy Lạp, Anh, Ireland, Tây Ban Nha và Iceland - đã bị thị trường buộc phải thực thi củng cố tài chính sớm. Trong khi điều đó có thể làm thắt chặt tín dụng, thì cái được trong tín nhiệm chính sách tài chính có thể ngăn chặn được sự thay đổi đột ngột đến mức phá hoại trong lãi suất trái phiếu chính phủ. Vì thế, củng cố tài khóa sớm nhìn chung lại là mở rộng tín dụng.

Đối với một số nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (euro zone) - Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, và Bồ Đào Nha - những vấn đề nợ chính phủ đứng đầu trong các nguyên nhân làm mất đi tính cạnh tranh quốc tế. Những nước này đã mất đi rất nhiều thị phần xuất khẩu vào tay Trung Quốc và các nền kinh tế sử dụng nhiều giá lao động và tạo ra ít giá trị gia tăng khác ở châu Á. Sau một thập kỷ tăng trưởng lương danh nghĩa cao hơn tăng trưởng năng suất dẫn tới tăng chi phí lao động, tăng giá tỷ giá hối đoái thực, và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn.

Đồng euro lên giá mạnh trong những năm gần đây còn khiến cho vấn đề về tính cạnh tranh này trở nên nghiêm trọng hơn, làm giảm tăng trưởng và mất cân đối tài khóa. Vì thế câu hỏi được đặt ra là liệu các thành viên euro-zone có sẵn sàng chịu đựng cảnh cơ cấu lại hệ thống tài khóa đầy "đau đớn" và giảm giá trị thực thông qua giảm phát và cải tổ cấu trúc nhằm làm tăng năng suất và ngăn chặn một kết cục giống như kiểu Argentina: rút lui khỏi liên minh tiền tệ, phá giá và tuyên bố vỡ nợ. Những nước như Latvia và Hungary có vẻ đã cho thấy sự sẵn sàng làm việc đó. Hy Lạp, Tây Ban Nha, và những thành viên euro-zone khác có thể chấp nhận những điều chỉnh gây tổn hại đến thì còn chưa rõ.

Mỹ và Nhật có thể là những nước cuối cùng sẽ phải đối mặt với "sự tức giận" của những người tham gia thị trường công trái: đồng đôla vẫn là tiền tệ dự trữ thế giới, và dự trữ ngoại hối - phần lớn là từ các tín phiếu và trái phiếu chính phủ Mỹ - vẫn tiếp tục tăng nhanh. Nhật là nước cấp tín dụng ròng và chủ yếu tự tài trợ cho các khoản nợ ngay từ trong nước.

Nhưng các nhà đầu tư cũng sẽ trở nên ngày càng cẩn trọng hơn với những nước này, nếu những động thái củng cố hệ thống tài chính cứ bị trì hoãn. Mỹ là nước đi vay ròng, lại có dân số già, chi tiêu vào an sinh xã hội, y tế và một nền kinh tế phục hồi yếu ớt, cùng những rủi ro nếu tiếp tục tiền tệ hóa thâm hụt tài khóa. Nhật thì còn "già" nhanh hơn, và phải chịu tình trạng lạm phát đình đốn đang làm giảm tiết kiệm trong nước, trong khi nợ chính phủ đã tiến đến ngưỡng 200% GDP.

Mỹ cũng gặp phải những căng thẳng chính trị phải củng cố tài chính: Người Mỹ đang tự lừa dối mình rằng họ vẫn hưởng thụ chi tiêu xã hội kiểu châu Âu trong khi duy trì thuế suất thấp, như dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Nhưng ít nhất, cử tri châu Âu cũng sẵn sàng trả một mức thuế cao hơn cho các dịch vụ nhà nước.

Nếu đảng Dân chủ Mỹ thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 này, sẽ có nguy cơ thâm hụt tài khóa không thể cải thiện khi đảng Cộng hòa phủ quyết tăng thuế, trong khi đảng Dân chủ lại phủ quyết cắt giảm chi tiêu. Tiền tệ hóa thâm hụt tài chính khi đó sẽ trở thành lối mòn ít bị phản đối nhất: in tiền thì dễ dàng hơn nhiều việc cắt giảm thâm hụt đầy khó khăn về chính trị.

Nhưng nếu Mỹ sử dụng "thuế lạm phát" như một cách để làm giảm giá trị thực các khoản nợ công, nguy cơ đồng đôla Mỹ đổ bể sẽ là rất lớn. Các nước cấp tín dụng cho Mỹ sẽ không chấp nhận giảm mạnh giá trị lượng tài sản bằng đôla của mình, điều sẽ gây nên sự mất tín nhiệm đồng đôla dù thông qua lạm phát hay giảm phát. Sự đổ xô tìm lối thoát có thể dẫn tới việc sụp đổ đồng đôla, làm tăng lãi suất dài hạn, và làm suy giảm kép càng trầm trọng hơn.