Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

SV ngành sư phạm và nỗi lo sau ngày ra trường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi được hỏi về công việc sau khi ra trường, nhiều bạn sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp đã tỏ ra chán nản: “Bố mẹ ở nhà khi nghe tin mình tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi đã rất vui mừng, tự hào. Nhưng đi đến đâu, mình cũng chỉ nhận được câu trả lời “chưa có chỉ tiêu tuyển”.

KTĐT - Khi được hỏi về công việc sau khi ra trường, nhiều bạn sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp đã tỏ ra chán nản: “Bố mẹ ở nhà khi nghe tin mình tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi đã rất vui mừng, tự hào. Nhưng đi đến đâu, mình cũng chỉ nhận được câu trả lời “chưa có chỉ tiêu tuyển”.

Ngày tốt nghiệp, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười. Nhưng nụ cười không được lâu, thay vào đó là nỗi lo toan, trăn trở. Để có được công việc sau khi ra trường đặc biệt với sinh viên sư phạm thật không ít gian truân. 

 
Tình trạng phổ biến tồn tại trong ngành giáo dục hiện nay đó là vừa thừa vừa thiếu. Không phải các trường học đều đủ giáo viên nhưng sinh viên sư phạm vẫn rất khó khăn  khi đi xin việc dù đó có đạt tấm bằng loại giỏi đi chăng nữa.

Khi được hỏi về công việc sau khi ra trường, nhiều bạn sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp đã tỏ ra chán nản: “Bố mẹ ở nhà khi nghe tin mình tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi đã rất vui mừng, tự hào. Nhưng đi đến đâu, mình cũng chỉ nhận được câu trả lời “chưa có chỉ tiêu tuyển”. Bố mẹ mình ở nông thôn, làm sao có thể “chạy” được đủ tiền cho mình “chui cửa hẹp” như một số người khác. Có lẽ mình đành xin tạm một công việc trái ngành nào đó để làm chứ cứ chờ thì biết đến bao giờ?” (Nguyễn Thị Lam, tốt nghiệp Ngành SP Lịch sử K51, Đại học Giáo dục - ĐHQGHN).

Khi được hỏi thì bạn Dung- vừa tốt nghiệp ngành Ngữ văn cũng cho biết: “Ra trường rồi mà không xin được việc, tôi cũng định trụ lại Hà Nội như một số bạn trong lớp nhưng thấy cuộc sống nơi đây cũng khó khăn chật vật quá. Có lẽ đành phải về quê, mà về quê cũng chưa chắc đã xin được việc”.

Bạn Trần Hồng Hạnh (tốt nghiệp SP vật lý) có vẻ may mắn hơn vì như bạn nói thì bạn sẽ có việc làm và đi dạy ngay đầu năm học mới, nhưng khi được hỏi bạn cũng tâm sự thật rằng, gia đình bạn đã phải “chạy vạy” chỗ nọ chỗ kia, mất gần 100 triệu để xin vào biên chế tại một trường cấp 3 trong tỉnh. Cái giá không rẻ chút nào đối với những gia đình kinh tế khó khăn ở nông thôn.

Biết bao gia đình ở nông thôn khi nghe tin con thi đỗ đại học, đặc biệt là đại học sư phạm đã hết sức vui mừng, đã phải vắt kiệt sức, chắt bóp từng đồng lo cho con cái ăn học. Vậy mà ra trường, sinh viên sư phạm lại chật vật không xin được việc. Để vào công chức là chuyện vô cùng khó khăn vì các đợt tuyển công chức chỉ tiêu tuyển rất ít, trong khi đó đi dạy hợp đồng đồng lương bèo bọt, mà không phải ai cũng xin được dạy hợp đồng.

Nhà nước cho sinh viên nghèo vay vốn để học, nhưng học xong ra trường không có việc làm thì họ biết trông cậy vào đâu để trả nợ cho nhà nước? Hơn bao giờ hết, vấn đề việc làm cho sinh viên mới ra trường, đặc biệt là sinh viên sư phạm, vẫn là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay.