Tác dụng tuyệt vời khi ngâm chân với lá lốt
Tác dụng của việc ngâm chân bằng lá lốt
Trị tiểu đường, viêm khớp, tim mạch…

Ngâm chân với lá lốt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Khi ngân chân bằng lá lốt, các độc tố trong cơ thể sẽ được loại bỏ, từ đó giúp bạn đỡ đau nhức hơn. Các hoạt chất trong lá lốt sẽ được cơ thể hấp thụ làm cho mạch máu được lưu thông. Vì vậy, đối với người có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, thấp khớp có thể giảm đau đớn và tình trạng bệnh cải thiện hơn nếu thường xuyên áp dụng phương pháp này.
Cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần được thoải mái
Khi ngân chân với lá lốt, bạn có thể kết hợp việc massage chân nhẹ nhàng để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Với cách làm này, tinh thần bạn sẽ được sảng khoái, giúp cho giấc ngủ được sâu và ngon hơn rất nhiều.
Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp
Phong tê thấp là một trong những căn bệnh xuất hiện ở nhiều người với biểu hiện mồ hôi ra liên tục, thậm chí chảy thành giọt. Áp dụng phương pháp ngâm chân bằng lá lớp sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh phong tê thấp hiệu quả.
Giúp lưu thông khí huyết tốt hơn
Ngâm chân bằng nước lá lốt kết hợp với massage sẽ giúp đôi chân ấm lên, từ đó làm giãn nở các mạch máu, giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu trong quá trình ngâm.
Cách ngâm chân bằng lá lốt để đạt hiệu quả tốt nhất

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Để nhận được lợi ích cao nhất khi ngâm chân bằng lá lốt, khâu chọn lựa nguyên liệu và thời gian thực hiện rất quan trọng. Tùy tình trạng sức khỏe mỗi người mà bạn có thể áp dụng việc ngâm chân theo chỉ định của người có chuyên môn.
Dưới đây là cách ngâm chân cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo.
Lá lốt dùng cả lá, thân, rễ khoảng 10 - 20g, đem rửa sạch cắt khúc nhỏ khoảng một đốt ngón tay.
Cho 1.5l nước sạch vào nồi đun sôi, cho lá lốt vào đun tiếp 5 phút thì tắt bếp.
Thêm 2 thìa cafe muối hạt vào khuấy đều cho tan.
Đổ nước ra thau để yên 10 - 15 phút cho bớt nóng thì tiến hành ngâm chân.
Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để kích thích huyệt vị, lưu thông máu huyết.
Trong quá trình ngâm, các bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
Do cổ chân có nhiều huyệt đạo nên các bạn cần ngâm ngập mắt cá chân khoảng 2cm, ngâm ngập vùng này sẽ giúp khí huyết lưu thông, tác động lên toàn bộ cơ thể.
Không ngâm chân trước và sau khi ăn tối khoảng 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất là nên ngâm trước khi đi ngủ 30 phút.
Không ngâm quá lâu, khi nước đã lạnh không nên tiếp tục ngâm
Sau khi ngâm nên lau chân thật khô, nếu vào mùa đông cần đi tất chân hoặc ủ ấm cho chân
Khi chân có vết thương hở tuyệt đối không được tiến hành các phương pháp ngâm.
Người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ đang mang thai không nên ngâm chân bằng lá lốt.
Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng khi ngâm chân. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Cách phòng tránh các bệnh da liễu thường gặp khi trời nồm
Kinhtedothi - Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết nồm ẩm thường khiến cho làn da bị ẩm, bóng nhờn, dễ gây mụn trứng cá, dị ứng, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.

Tại sao chạy bộ buổi chiều lại tốt hơn buổi sáng?
Kinhtedothi - Thời gian lý tưởng để bạn chạy bộ là buổi chiều chứ không phải buổi sáng như nhiều người vẫn nghĩ đâu nhé.

Làm gì để phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm?
Kinhtedothi - Trời nồm là hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra ở miền Bắc, độ ẩm không khí cao gây ra nhiều bất tiện cho các sinh hoạt hàng ngày của gia đình và cả sức khỏe của trẻ nhỏ. Sau đây là các cách phòng bệnh khi trời nồm ẩm mà bố mẹ cần biết.