Kinhtedothi- Theo thông tin từ nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả “Thời xa vắng” – nhà văn Lê Lựu vừa trút hơi thở cối cùng tại quê nhà: Khoái Châu, Hưng Yên, hưởng thọ 81 tuổi.
Nhà văn Lê Lựu
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn Người cầm súng (1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976) - được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh. Bộ ba tiểu thuyết khẳng định vị trí của ông trên văn đàn là Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở Đáy sông (1994)... Ông từng đoạt giải nhì báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng, giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết Thời xa vắng...
Tiểu thuyết “Thời xa vắng” là một tác phẩm lớn với thông điệp: Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những cái (hay) những giá trị của người khác.
Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng của Thời xa vắng đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954.
Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Lê Lựu đã sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài. Và Lê Lựu cũng là một nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam”.
Tự đánh giá về cuộc đời mình, nhà văn Lê Lựu lại cho rằng: “Tôi chỉ là cái gã hạng xoàng, xuất thân từ một anh chân đất mắt toét, đánh dặm mò cua bắt ốc, giờ trở thành nhà văn, cán bộ cao cấp trong quân đội, đó là thứ trời cho, may mắn lắm rồi”.
Kinhtedothi - Nhà văn, nhà biên kịch của những bộ phim điện ảnh và truyền hình nổi tiếng như “Biệt động Sài Gòn”, “Nơi gặp gỡ của tình yêu”, “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” - Lê Phương đã ra đi vào tối 14/5 vì tuổi cao sức yếu. Ông hưởng thọ 89 tuổi.
Kinhtedothi- Vừa xong lễ 49 ngày của chồng (nhạc sĩ Hồng Đăng), tôi vội vã đến thăm ông – nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương. Nằm thiêm thiếp trong căn phòng như bệnh viên thu nhỏ với chằng chịt máy móc, dây, ống; thấy tiếng người, ông hé mắt nhìn tôi, đôi mắt muốn nói.
Kinhtedothi - Sau giờ làm việc, Việt lựa chọn cho mình một góc sân nhỏ của bệnh viện để nghỉ ngơi. Đêm rằm đầu Hạ, vầng trăng tròn vành vạnh, những cơn gió mát thổi qua khiến Việt tỉnh người, những căng thẳng của một ngày làm việc vì thế cũng dần bị xua tan. Rồi Việt bị thu hút bởi câu chuyện của hai người phụ nữ ngồi gần đó. Họ tranh thủ ăn hộp cơm nguội ngắt và trò chuyện với nhau về gia đình, con cái.
Kinhtedothi - Người ta thường biết và nhớ tới mùa Thu của Hà Nội bởi thảm lá vàng rơi như mùa thay áo mới, nhưng Hà Nội những ngày tháng Tư về cũng mang vẻ đẹp nao lòng bởi thảm lá sấu xào xạc, nhẹ nhàng rơi trong nắng mới đầu Hạ.
Kinhtedothi - Tháng Tư về, phố Hà thành chợt mơ màng trong hương sắc riêng của khúc giao mùa. Mỗi góc phố, con đường quen gieo vào lòng người chút xao xuyến của thời khắc chuyển giao từ Xuân sang Hạ.
Kinhtedothi - Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ được tổ chức vào ngày 25/4 tại Hà Nội.
Ngày mồng Ba tháng Ba âm lịch cũng nhằm vào lúc thời tiết phong quang, tươi sáng, gió xuân vãn thổi hiu hiu, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ấy là lúc chúng ta lại nhớ về ngày giỗ Tổ 10.3. Thế là nhà nhà nô nức xay bột để làm bánh trôi, bánh chay theo tích quốc mẫu Âu Cơ đẻ 100 trứng, nở ra 100 con từ một bào thai.