Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái cấu trúc ngành bất động sản: những tác động từ hoạt động M&A

Kinhtedothi – Trong khoảng một năm trở lại đây, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành bất động sản (BĐS) của Việt Nam tăng mạnh, đã tác động tích cực đến quá trình tái cấu trúc của ngành.

Vốn M&A tăng mạnh

Hoạt động M&A ngành BĐS tiếp tục duy trì xu hướng khởi sắc trong năm 2024, với số lượng giao dịch tăng mạnh, kỳ vọng sẽ mang đến nhiều khởi sắc cho thị trường BĐS. Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội BĐS Việt Nam trong vòng 1 năm từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024, tổng số vốn M&A vào lĩnh vực BĐS đạt 3,2 tỷ đô la Mỹ tăng 45,9%, đứng thứ 2 trong số 6 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan).

Đáng chú ý, trong tổng số vốn M&A là 3,2 tỷ đô la Mỹ, thì tỷ trọng giao dịch của lĩnh vực BĐS chiếm tới 53%. Một số giao dịch tiêu biểu như Công ty CP Đầu tư kinh doanh NP, Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển Falcon, Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển Emerald, với tổng giá trị 982,3 triệu đô la Mỹ;

Công ty Sycamore Limited (Công ty con của CapitaLand) nhận chuyển nhượng dự án nhà ở Bình Dương của Becamex IDC, tổng số vốn 553 triệu đô la Mỹ; Tập đoàn Công nghệ Tripod Technology Corporation (Đài Loan) nhận chuyển nhượng khu đất công nghiệp 18ha của Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức, với tổng số vốn 250 triệu đô la Mỹ...

Hoạt động M&A tác động tích cực đến quá trình tái cấu trúc của ngành BĐS.

“Vốn M&A trong lĩnh vực BĐS tăng mạnh thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng đã thể hiện sự hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam, do tốc độ đô thị hóa cao, tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh... mang đến tiềm năng lớn cho thị trường nhờ khả năng sinh lợi và an toàn cao bởi BĐS luôn được xem là kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro dài hạn; tỷ suất lợi nhuận cũng hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác. Đồng thời, xu hướng mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp lớn và vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh... khiến nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến BĐS Việt Nam” – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, TS Nguyễn Văn Đính phân tích.

Cần kiểm soát để hạn chế rủi ro

Theo Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp, hoạt động M&A có tác động sâu sắc và đa chiều đến thị trường BĐS, giúp tăng tính thanh khoản, giải phóng các dự án "đắp chiếu" hoặc chậm tiến độ do thiếu vốn hoặc quản lý yếu kém. Những doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh sẽ tiếp quản, tái khởi động dự án, góp phần tăng nguồn cung trên thị trường; thông qua hoạt động M&A ngành BĐS có cơ hội tái cấu trúc. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp đẩy mạnh mua bán, sáp nhập còn tạo điều kiện để thu hút đầu tư FDI; tạo động lực phát triển cơ sở hạ tầng và tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường BĐS...

“Tuy nhiên, cũng có một số thách thức đối với hoạt động này, như: rủi ro tài chính khi một số thương vụ M&A có thể thất bại nếu việc định giá tài sản không chính xác hoặc gặp khó khăn trong tái cơ cấu; việc chuyển nhượng dự án, quyền sở hữu thường gặp trở ngại về pháp lý, đặc biệt trong các thị trường chưa minh bạch; và doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn quốc tế. Nhìn chung, hoạt động M&A là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS, giúp tái cấu trúc ngành và nâng cao giá trị các dự án. Để tận dụng tối đa cơ hội từ M&A, cần có khung pháp lý rõ ràng và môi trường kinh doanh thuận lợi” – ông Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.

Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần chú trọng đến tính pháp lý cho hoạt động M&A của thị trường BĐS.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Điệp cũng cho rằng, gia tăng vốn M&A vào BĐS là kết quả của sự kết hợp giữa tiềm năng phát triển, nhu cầu cao và các yếu tố thúc đẩy từ môi trường kinh tế, chính sách và thị trường. Trong tương lai, với sự ổn định kinh tế và cải thiện về pháp lý, xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Mặc dù việc vốn M&A vào BĐS tăng nhanh mang lại nhiều cơ hội cho thị trường, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý và kiểm soát đúng cách.

“Vốn M&A vào BĐS tăng nhanh là tín hiệu tích cực cho sự phát triển của thị trường, nhưng cần có các biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro. Các bên tham gia, bao gồm chính phủ, nhà đầu tư và doanh nghiệp, cần chú trọng đến yếu tố pháp lý, năng lực tài chính, chiến lược phát triển bền vững để đảm bảo thị trường BĐS tăng trưởng lành mạnh, ổn định” – ông Nguyễn Thế Điệp cho hay.

Thị trường bất động sản năm 2025: Thêm cơ hội “tan băng”

Thị trường bất động sản năm 2025: Thêm cơ hội “tan băng”

Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2024

Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vingroup khởi công siêu đô thị ESG Vinhomes Green Paradise

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG Vinhomes Green Paradise

19 Apr, 08:59 PM

Kinhtedothi - Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 19/4, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Nguồn cung bất động sản vẫn chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm

Nguồn cung bất động sản vẫn chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm

19 Apr, 04:38 PM

Kinhtedothi – Trong quý I/2025, kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và đạt mức cao nhất so với cùng kỳ quý 1 của các năm từ 2020 – 2024 (đạt 6,93%). Trong đó, BĐS trực tiếp đóng góp 3,36% GDP, nhưng thị trường vẫn còn nhiều nỗ lo, đặc biệt là sự chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm.

Vĩnh Phúc: khởi công dự án nhà ở xã hội quy mô 352 căn hộ

Vĩnh Phúc: khởi công dự án nhà ở xã hội quy mô 352 căn hộ

19 Apr, 03:19 PM

Kinhtedothi - Sáng 19/4, dự án nhà ở xã hội thuộc giai đoạn 1 của Khu đô thị Việt Đức chính thức được khởi công tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án có tổng diện tích hơn 15.720 m², dự kiến cung cấp cho thị trường 352 căn hộ.

APEC 2027 sẽ định hình bất động sản Phú Quốc lên tầm cao mới

APEC 2027 sẽ định hình bất động sản Phú Quốc lên tầm cao mới

18 Apr, 09:48 PM

Kinhtedothi - Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Phú Quốc đang khẳng định mình là tọa độ mang tầm cỡ quốc tế và sẵn sàng tư thế mở cửa. Đặc biệt sự kiện APEC 2027 sẽ định hình Phú Quốc lên tầm cao mới. Trong đó bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của Đảo ngọc đứng trước cơ hội lịch sử…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ