Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tài chính đầu tư cho văn hóa, giáo dục đang bị xé lẻ

Trần Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 13/4, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức tọa đàm “Đánh giá công tác tài chính trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục”.

Trong những năm qua, Nhà nước vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho GDĐT, chiếm 20% so với tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều địa phương khi được cấp kinh phí lại chuyển nguồn vốn này sang ưu tiên xây dựng đường sá, các dịch vụ an sinh xã hội khác. Bên cạnh đó, có 80 - 90% kế hoạch nguồn vốn được phân bổ là chi cho sự nghiệp, chi thường xuyên, chỉ có 10 - 15% là chi cho đầu tư phát triển. Tương tự như vậy, đối với lĩnh vực văn hóa, kế hoạch dự kiến vốn cho đầu tư phát triển chỉ chiếm 20 - 30% so với vốn đầu tư sự nghiệp.

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Các ý kiến cũng đưa ra một thực trạng hiện nay là việc phân bổ ngân sách chưa căn cứ vào kết quả đầu ra mà đang phân bổ theo dự toán, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đang có quá nhiều các chương trình, đề án về phát triển văn hóa, giáo dục, do vậy nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực này đang bị xé lẻ. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn phân bổ cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục là hơn 3.000 tỷ đồng cho 20 đơn vị bộ, ngành T.Ư để thực hiện hơn 100 dự án đầu tư; tính đến thời điểm hiện tại mới có 60 dự án đã được hoàn thành, các dự án còn lại vẫn đang trong quá trình triển khai.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần phải lựa chọn ra các đề án, chương trình đáng được quan tâm để ưu tiên thực hiện, xác định rõ trọng tâm đầu tư, những việc cần làm bám sát theo mục tiêu phát triển chung của cả nước để phân bổ nguồn vốn đúng mức, có hiệu quả, tránh đầu tư phân tán, dàn trải như trong thời gian qua...