Tái cơ cấu để ngành lâm nghiệp phát triển bền vững

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/1, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị thường niên Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp 2014.

Tái cơ cấu để ngành lâm nghiệp phát triển bền vững - Ảnh 1

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 5,5 tỉ USD, tăng 25,1% so với kế hoạch đề ra và tăng 15,2 % so với năm 2012. Công tác quản lý và bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt: bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, mua bán vận chuyển chế biến lâm sản, quản lý động vật hoang dã, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đặc biệt, số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đã giảm so với 2012.

Trong năm 2013, tổng số tiền thu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được trên 1.000 tỷ đồng, trong đó Quỹ T.Ư thu 845 tỉ đồng, quỹ DVMTR các tỉnh thu được 165 tỷ đồng. Tổng số diện tích rừng thuộc diện đối tượng hưởng tiền chi trả DVMTR là 4,1 triệu hécta.

Trong năm 2014, ngành Lâm nghiệp đẩy mạnh việc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng, tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm 4 - 4,5%, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 5,7 tỷ USD. Năm 2014, cả nước sẽ trồng khoảng 243.212ha rừng tập trung, trong đó diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng 32.000ha, rừng sản xuất 200.000ha (trồng mới 90.000ha, trồng lại 110.000ha); nguồn vốn ODA hỗ trợ trồng 14.000ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 360.000ha, cả nước phấn đấu trồng 50 triệu cây phân tán.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần