Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo hướng chuyển đổi năng lượng xanh

Kinhtedothi - Việc phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải đang diễn ra và Việt Nam không thể đứng ngoài. Đây cũng là một cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Ngày 8/8 tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Thúc đẩy phát triển năng lượng xanh: Hiện trạng và giải pháp thực hiện” góp phần đánh giá hiện trạng, cơ hội, khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Anh

Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp mang tính then chốt, đột phá của quá trình chuyển dịch năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và tạo lập hệ sinh thái đầy đủ, đồng bộ cho quá trình chuyển dịch nói trên.

Bên cạnh đó cũng đề cập đến tiềm năng, xu hướng một số và lĩnh vực, ngành xanh, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi xanh ở Việt Nam (Hydrogen, xe điện, thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh...).

Đồng thời cũng xác định những bất cập, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý cần phải tháo gỡ và xác định đúng những căn nguyên của vấn đề đang cản trở quá trình chuyển dịch năng lượng xanh và kinh tế xanh hiện nay.

Sử dụng khí để giảm phát thải là xu hướng tất yếu. Ảnh: Khắc Kiên

Phát biểu tại Hội thảo, TS Phạm Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, năng lượng xanh còn được gọi là năng lượng tái tạo, là loại năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tự nhiên không giới hạn, hoặc tái tạo được trong quá trình ngắn so với thời gian mà nó được sử dụng. "Năng lượng xanh không chỉ giúp đảm bảo nhu cầu năng lượng của mỗi quốc gia, mà còn là một giải pháp quan trọng nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu" - TS Phạm Anh Tuấn nói.

Việc phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược mà Việt Nam không thể đứng ngoài, cũng là một cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược tăng trưởng xanh). Chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.

Quy hoạch điện VIII được phê duyệt năm 2023 cũng khẳng định ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện sẽ đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Đồng thời, Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), đã thể hiện sự tập trung và quyết tâm của Việt Nam trong xây dựng một hành trình phát triển bền vững, với mục tiêu chính là tạo điều kiện cho thế hệ tương lai có môi trường sạch và an toàn.

Song, việc chuyển dịch năng lượng xanh, năng lượng tái tạo không hề dễ dàng. Các hệ thống cung cấp năng lượng xanh đòi hỏi những khoản đầu tư rất lớn. Cùng với đó, công nghệ trong việc sản xuất và lưu trữ năng lượng xanh vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng ổn định.

Trong khi đó, GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các chính sách hiện tập trung vào 4 trụ cột: Tiết kiệm năng lượng, biến đổi khí hậu, thị trường năng lượng và năng lượng tái tạo.

Từ Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng 0, GS.TS Lê Anh Tuấn đưa ra khuyến nghị, từ nay đến 2025, đầu tư sớm và ổn định vào năng lượng tái tạo, ban hành khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi; tăng cường vận hành linh hoạt các nhà máy điện; tiết kiệm năng lượng là lựa chọn hiệu quả về chi phí ở hiện tại và tương lai.

Giai đoạn 2030 – 2040, sản xuất và sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiệt điện sinh khối, tồn trữ năng lượng. Giai đoạn 2040 – 2050, loại bỏ than trong các dây chuyền, thiết bị công nghiệp mới; xác định vai trò nhất định của điện hạt nhân; ưu tiên hydrogen cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

25 Apr, 08:34 PM

Kinhtedothi- Ngày 24/4, tại Trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ, thương hiệu gia dụng cao cấp WMF đến từ Đức đã chính thức đánh dấu cột mốc quan trọng với sự kiện khai trương cửa hàng Flagship Store đầu tiên tại Việt Nam.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

25 Apr, 06:51 PM

Kinhtedothi- Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

25 Apr, 06:17 PM

Kinhtedothi - Dù chính sách thuế đối ứng sau đó đã được Mỹ tạm hoãn 90 ngày, nhưng những diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến ổn định của nền kinh tế Việt Nam và đòi hỏi có những chính sách, nỗ lực của DN để thích ứng. Trong đó ưu đãi về tài chính cho sản xuất hàng thiết yếu đang là một trong những giải pháp tối ưu.

Chiến lược “chiêu mộ người Việt toàn cầu” của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái “make in Vietnam”

Chiến lược “chiêu mộ người Việt toàn cầu” của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái “make in Vietnam”

25 Apr, 01:47 PM

Kinhtedothi- Từng có thời điểm, người Việt trẻ học tập và làm việc ở nước ngoài xem “giấc mơ định cư” là đích đến cuối cùng. Nhưng trong những năm gần đây, một làn sóng ngược dòng đang hình thành: thế hệ nhân tài Việt toàn cầu, sau nhiều năm tích lũy tri thức và kinh nghiệm quốc tế, đang chủ động trở về – với mong muốn tạo dấu ấn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ