Tái cơ cấu phải là “bình mới, rượu mới”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 1/11, sau khi nghe báo cáo giám sát, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, DNNN và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Nhiều ĐB cùng có chung nhận định rằng, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn chậm.   Chưa hiểu đúng ý nghĩa cổ phần hóa ĐB Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) nhận định: Mặc dù trong những năm qua, DNNN đã giảm mạnh từ 12.000 DN xuống còn hơn 1.000 DN nhưng với việc hình thành các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước với các công ty con, công ty cháu, thậm chí công ty chắt đã làm tỷ trọng DNNN trong GDP vẫn ở mức cao, chiếm 32%. Một số khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, thua lỗ, không bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu. Trong ngành công nghiệp, chủ yếu là gia công, lắp ráp, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, việc sản xuất, lắp ráp một chiếc ô tô thì tỷ lệ nội địa hóa chiếm khoảng 40%. Nhưng đến nay, song song với ngành công nghiệp phát triển, việc lắp ráp một chiếc ô tô tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm trên 10%. Trong đó, ngành công nghiệp vẫn là nhỏ lẻ, phân tán, manh mún… Phân tích những nguyên nhân chính, ĐB Nguyễn Thị Khá cho rằng ngoài tác động khủng hoảng kinh tế chung, trong chỉ đạo điều hành cũng chưa thực sự quyết liệt của một bộ phận người đứng đầu của các cơ quan chức năng và DNNN; chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc cổ phần hóa và sắp xếp lại DNNN.

Kinhtedothi - Ngày 1/11, sau khi nghe báo cáo giám sát, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, DNNN và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Nhiều ĐB cùng có chung nhận định rằng, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn chậm.  

Chưa hiểu đúng ý nghĩa cổ phần hóa

ĐB Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) nhận định: Mặc dù trong những năm qua, DNNN đã giảm mạnh từ 12.000 DN xuống còn hơn 1.000 DN nhưng với việc hình thành các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước với các công ty con, công ty cháu, thậm chí công ty chắt đã làm tỷ trọng DNNN trong GDP vẫn ở mức cao, chiếm 32%. Một số khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, thua lỗ, không bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu. Trong ngành công nghiệp, chủ yếu là gia công, lắp ráp, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, việc sản xuất, lắp ráp một chiếc ô tô thì tỷ lệ nội địa hóa chiếm khoảng 40%. Nhưng đến nay, song song với ngành công nghiệp phát triển, việc lắp ráp một chiếc ô tô tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm trên 10%. Trong đó, ngành công nghiệp vẫn là nhỏ lẻ, phân tán, manh mún…

Phân tích những nguyên nhân chính, ĐB Nguyễn Thị Khá cho rằng ngoài tác động khủng hoảng kinh tế chung, trong chỉ đạo điều hành cũng chưa thực sự quyết liệt của một bộ phận người đứng đầu của các cơ quan chức năng và DNNN; chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc cổ phần hóa và sắp xếp lại DNNN.
Tái cơ cấu phải là “bình mới, rượu mới” - Ảnh 1

ĐB Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh).
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, ĐB cho rằng, cần tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chủ sở hữu, từ đó tránh dựa dẫm, ỷ lại, xin cho. Nâng cao tính công khai, minh bạch của hoạt động doanh nghiệp; Phải đổi mới quản trị DN chưa mang lại hiệu quả cao, lời giả, lỗ thật. Cùng với đó, phải sắp xếp hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành, tinh giản biên chế, nâng cao kỹ năng của DN. Điều quan trọng, các DNNN phải quyết tâm hơn nữa, không dựa dẫm bộ chủ quản, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Quá trình tăng trưởng dựa vào tăng tích lũy vốn, tăng sự tự chủ cho DN.

ĐB thẳng thắn: “Đã đến lúc cần phải mạnh dạn cắt đi cái đuôi của nhóm lợi ích. Nhưng không buông lỏng chức năng kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng vốn; phải gắn kết giữa trách nhiệm và quyền hạn, tăng tính chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Người đại diện vốn Nhà nước phải là ông chủ thực sự chứ không phải ông chủ hờ, thụ động, chờ đợi, đi xin kế hoạch, xin vốn”. “Phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế phải thực sự hơn, phải là “bình mới, rượu mới””, ĐB kết luận.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, việc cổ phần hóa DNNN chậm, nhiều lãnh đạo DNNN trì hoãn việc xây dựng đề án tái cơ cấu. Chủ trương thoái vốn đầu tư trái ngành của nhiều tái cơ cấu còn rất chậm.

Hướng tới sự phát triển bền vững

Cũng đưa ra nhận đinhh tái cơ cấu kinh tế còn quá chậm, ĐB Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) cho rằng: Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả như mong muốn, cụ thể là việc từ ngân hàng nông nghiệp chuyển thành NHTM trong những năm trước đây là quá dễ dàng, hoạt động gắn với các doanh nghiệp bất động sản, nhiều NHTM là công cụ huy động vốn cho các ông chủ kinh doanh bất động sản - đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu.

Đa số các NHTM yếu kém mà NHNN đã tập trung sắp xếp trong 3 năm qua đều thuộc loại này. Việc sắp xếp những NHTM yếu kém như vừa qua vẫn chưa giải quyết được thực trạng nên nợ xấu vẫn còn. “Dường như chúng ta chưa mạnh dạn để giải quyết vấn đề mà vẫn còn tâm lý trông đợi vào thị trường bất động sản nóng lại, đây là hiệu quả làm cho nền kinh tế tắc nghẽn về vốn, sản xuất kinh doanh khó khăn, ngân hàng thừa tiền nhưng nền kinh tế thiếu vốn”, ĐB Nam nhận định.

Đồng thời phân tích: Trong khi Chính phủ đang nỗ lực để cổ phần hóa các NHTM quốc doanh đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng 2 trong 4 ngân hàng cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ nên không có tác động trên thị trường vốn. Do vậy, nếu Nhà nước muốn nắm giữ chi phối thì chỉ cần 65% là đủ.

ĐB Huỳnh Văn Tính (đoàn Tiền Giang) cũng đưa ra vấn đề nợ xấu: Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162.200 tỷ đồng, chiếm 4,17% tổng dư nợ. Nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2014 do kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của DN còn khó khăn. Xử lý sở hữu chéo thời gian qua còn lúng túng, chưa có kết quả, thậm chí có xu hướng diễn biến phức tạp. Giải pháp đưa ra xử lý sở hữu chéo nhiều nhưng hiệu quả vẫn thấp.

Để đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM trong thời gian tới, ĐB cho rằng: Cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững và môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, tạo điều kiện DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất trong nước, góp phân tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong đó, đẩy nhanh việc qui hoạch lại các dự án bất động sản nhằm giải quyết tình trạng đóng băng. Sớm sửa đổi, bổ sung các qui định hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa các lĩnh vực quản lý: đất đai, phá sản DN, thi hành án dân sự… tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, hạn chế khắc phục tình trạng nợ đọng, nợ xấu của ngân hàng.

Đưa ra quan điểm tái cơ cấu nền kinh tế có hiệu quả phải dự trên hệ thống pháp luật đồng bộ, ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cho rằng: Nhiều luật liên quan trực tiếp đến tái cơ cấu chưa được ban hành, hoặc đã ban hành nhưng chưa  có hiệu lực, hoặc có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ như quản lý đầu tư công nhưng luật pháp chưa được bổ sung, ban hành để thể chế hóa vấn đề này thì mong muốn của chúng ta cũng khó thực hiện được.

ĐB cũng đề cập đến nhiều ngành, địa phương còn chưa thực sự quan tâm chú trọng đến quá trình tái cơ cấu kinh tế. Báo cáo giám sát nêu sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực ở trung ương và giữa trung ương với địa phương còn lúng túng, chưa đồng bộ. Thực tế này đặt ra câu hỏi, vì sao việc triển khai đề án lớn, quan trọng mang tầm quốc gia như vậy mà khi thực hiện lại xảy ra tình trạng này? Phải chăng còn có nhiều vướng mắc từ trong những nội dung của đề án cũng như trong quá trình thực hiện.