Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái hiện “Đường lên Điện Biên” từ góc nhìn mỹ thuật

Kinhtedothi - Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 26/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm "Đường lên Điện Biên".

Với 70 tác phẩm hội hội, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… được lựa chọn từ bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm "Đường lên Điện Biên" tái hiện không khí chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tác phẩm Đường lên Điện Biên của Trần Khánh Chương.

Như kéo pháo vào trận địa qua tác phẩm “Tô Vĩnh Diện chèn pháo, kéo pháo” của Dương Hướng Minh, “Kéo pháo Điện Biên” của Trần Đình Thọ; sự hỗ trợ đóng góp công sức của hàng chục ngàn dân công qua tác phẩm Việt Bắc của Đào Đức, “Tiễn nhau đi” dân công của Lưu Văn Sìn, “Cả nước ra trận” của Lưu Danh Thanh; tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến như “Tình quân dân” của Nguyễn Sáng, “Đường lên Điện Biên” của Trần Khánh Chương…

Nhiều tác phẩm khắc họa sâu sắc và tái hiện những trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường qua các tác phẩm “Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ” của Nguyễn Thế Vị, “Trung tâm Điện Biên Phủ” của Lê Huy Toàn, “Điện Biên năm ấy” của Cao Trọng Thiềm…

Có những tác phẩm kinh điển là bản anh hùng ca sáng chói về tinh thần anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình như “Kết nạp Đảng ở Điện Biên” của Nguyễn Sáng, “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” của Lê Vinh…

Hay những hồi ức đẹp về Điện Biên qua các tác phẩm của Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Sáng, Nguyễn Hải… Đặc biệt, hình ảnh  vị Cha già dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng hình ảnh chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tham gia kháng chiến thể hiện sự đoàn kết một lòng của toàn quân, toàn dân hướng về Điện Biên.

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp để giáo dục truyền thống, thể hiện sự trân trọng và tự hào về những trang sử vàng của dân tộc, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bên cạnh đó, triển lãm còn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thế hệ các anh hùng, liệt sĩ, những người từng tham gia cuộc kháng chiến, trong chiến dịch Điện Biên Phủ để chúng ta được sống trong độc lập, hòa bình ngày hôm nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ