Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái hiện hình ảnh học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia kháng chiến 1949-1950

Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), sáng 20/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá”.
Tham dự lễ khai mạc trưng bày có các đồng chí lão thành cách mạng, các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, Trại giam tù binh Phú Quốc, các cựu học sinh kháng chiến Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954, cựu đội viên Đội Quân báo Thiếu niên Bát Sắt và đại diện gia đình các liệt sĩ, các nhân chứng lịch sử.
Mở đầu chương trình, khán giả nghe thuyết minh trưng bày với ba nội dung: “Tuổi xanh nơi ngục lửa”, “Ngọn lửa thành đồng”, “Ký ức không phai”. Kết hợp với âm thanh bổ trợ giúp các câu chuyện kể về tinh thần đấu tranh kiên cường, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trẻ tuổi thêm sống động.
Tiếp đó, công chúng được xem hoạt cảnh tái hiện một số hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội những năm 1949 – 1950.
Hình ảnh tái hiện sinh viên, học sinh phản đối địch, giữ vững khí tiết của học sinh kháng chiến khi bị tra xét tại Sở Mật thám.
Phần 1 trưng bày với chủ đề “Tuổi xanh nơi ngục lửa” là những câu chuyện, hình ảnh , những học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội vẫn chung sức, đồng lòng, làm dấy lên một phong trào đấu tranh sôi nổi với nhiều hình thức như: Bãi khóa, tổ chức lễ truy điệu học sinh Trần Văn Ơn bị địch sát hại, biểu diễn văn nghệ cổ vũ lòng yêu nước.
Phần 2 trưng bày “Ngọn lửa Thành đồng” là những câu chuyện về những lần vượt ngục của thanh, thiếu niên bị bắt khát khao trở về với cách mạng, khi bị địch bắt, giam trong các nhà tù, nhiều học sinh, sinh viên vẫn bất khuất đấu tranh, giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết thanh xuân.
Phần 3 “Ký ức không phai” là những hình ảnh, hiện vật, câu chuyện của những học sinh, sinh viên sau khi thoát khỏi ngục tù lại tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, đóng góp công sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá” là khúc ca tuổi trẻ, là lời tri ân sâu sắc những thanh thiếu niên đã hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trong ảnh, tư liệu trưng bày tại triển lãm.
Trưng bày góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, để thế hệ trẻ hôm nay “giữ lửa truyền thống - tiếp bước tương lai”, góp phần dựng xây Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Trưng bày diễn ra đến ngày 30/9/2023.
Người thương binh làm giàu từ nghề nuôi ong

Người thương binh làm giàu từ nghề nuôi ong

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ