Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái hiện sống động những ký ức về Bác

Kinhtedothi - Xen lẫn những ngôi nhà mái bằng, nhà cao tầng mọc lên san sát tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, ngôi nhà 3 gian 2 chái nằm nép mình bên đê sông Hồng của gia đình cụ Nguyễn Thị An như là một điểm nhấn quan trọng trong quang cảnh xung quanh.
Nhiều hiện vật được trưng bày trong Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Phú Thượng. 	Ảnh: Phạm Hùng
Nhiều hiện vật được trưng bày trong Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Phú Thượng. Ảnh: Phạm Hùng
Đã từ lâu, khách tham quan biết đến ngôi nhà không chỉ thuộc sở hữu của một gia đình thuộc diện khá giả trong những năm 40 của thế kỷ trước, mà còn là ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ, đã lưu dấu nơi nghỉ và làm việc của Bác trong những ngày tháng Tám lịch sử (từ 23 - 25/8/1945).

70 năm lưu dấu chân Người

Theo lời kể của ông Công Ngọc Dũng (cháu nội của cụ An, chủ sở hữu ngôi nhà), cụ An và con trai là 2 trong 5 đảng viên đầu tiên của xã Phú Thượng thời đó. Căn nhà của gia đình cụ An lúc đó trở thành địa chỉ hoạt động của cán bộ an toàn khu Phú Thượng và người đầu tiên đến ở, hoạt động là ông Hoàng Tùng - cán bộ an toàn khu Phú Thượng. Chiều ngày 23/8/1945, gia đình cụ An đón tiếp một đoàn cán bộ gồm một cụ già người gầy, mắt sáng, tóc hoa râm, tay chống gậy tre, đeo túi và 13 thành viên khác. Mặc dù trong thời gian này, đoàn đón tiếp rất nhiều cán bộ cao cấp của Đảng đến báo cáo Bác về việc chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, song phải đến ngày 2/9/1945, mọi người trong gia đình đi dự lễ Tuyên ngôn Độc lập, mới nhận ra vị khách hôm nào chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, tháng 11/1946, Bác trở lại thăm gia đình cụ An như đã hứa.

Năm 1996, căn nhà của gia đình ông Dũng được TP Hà Nội chuyển thành Nhà lưu niệm Bác Hồ. Với niềm tự hào và lòng kính yêu Bác, gia đình ông Dũng đề xuất và được TP giao cho quản lý, trông coi ngôi nhà này. 70 năm đã trôi qua, ngôi nhà luôn mở rộng cửa đón khách tham quan. Những ký ức về Bác, câu chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được ông Dũng nhắc nhở con cháu.

Phát huy giá trị lịch sử

Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, hiện nay, cả nước có khoảng 400 công trình tưởng niệm về Hồ Chí Minh. Hà Nội không phải là địa phương sở hữu nhiều công trình lưu niệm về Người nhất, nhưng lại lưu giữ những di tích quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh. Bà Nguyễn Thị Hòa – Trưởng Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cho biết: “Thời gian qua, TP đã dành nhiều kinh phí đầu tư tu bổ nhà tưởng niệm, hệ thống tượng đài, các công trình sản xuất mang tên Người”. Nhân dịp 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất) đã được đầu tư hàng tỷ đồng để tôn tạo, tu bổ. Toàn bộ hình ảnh của ngôi nhà 5 gian mái lá, vách đất, nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc từ ngày 3/1 - 2/2/1947 được khôi phục nguyên bản. Căn phòng Bác Hồ từng nghỉ và làm việc cũng được tái hiện một cách sinh động. Những bức ảnh sinh hoạt hàng ngày như tập thể dục, ra vườn trồng rau, hỏi thăm người dân Cần Kiệm được trưng bày ngăn nắp trong không gian nhỏ của căn nhà.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại phường Phú Thượng của gia đình cụ Nguyễn Thị An cũng đã được TP Hà Nội đầu tư tu bổ, nâng cấp 3 lần. Bộ tràng kỷ Bác từng làm việc, chiếc sập gỗ Bác đã nằm nghỉ vẫn còn đó. Một số hiện vật khác, hoặc là vẫn còn, hoặc là được gia đình phục hồi, sắp đặt như cũ. Điều ông Dũng tâm tư là chiếc chõng tre mà Bác từng ngồi ăn cơm không còn và nay chưa phục hồi được. Tại gian chính ngôi nhà, gia đình cũng đặt trang trọng một bát hương thờ Bác. Hai gian bên cạnh được treo các hình ảnh liên quan đến các lãnh đạo T.Ư và Hà Nội từng đến thăm ngôi nhà, cùng một số bức ảnh ghi lại từng giai đoạn cách mạng của Việt Nam.

Hiện nay, các khu nhà lưu niệm Hồ Chí Minh thường đón tiếp lượng lớn học sinh đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử cũng như cuộc đời của Người. Ông Kiều Văn Lương - Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm chia sẻ: “Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với trường học tổ chức các lớp học ngoại khóa, tạo trực quan sinh động cho các bài học lịch sử của các em. Đặc biệt, vào những ngày kỷ niệm, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm đón hàng trăm đoàn học sinh đến tham quan". Điều này thể hiện niềm kính yêu của bao thế hệ đối với công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ