Kinhtedothi - Đánh giá công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2021, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy năm qua đạt hiệu quả rõ nét. Đường thủy luôn duy trì luồng xanh vận tải ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cảnh sát giao thông đường thủy Hà Nội làm nhiệm vụ trên sông Hồng.
Theo ông Khuất Việt Hùng, trong năm 2021, TNGT đường thủy trên toàn quốc cũng giảm hơn 23% số vụ, hơn 25% người chết và hơn 85% người bị thương. Cục Đường thủy và các hiệp hội, DN vận tải thủy đã phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động đội ngũ thuyền viên chấp hành pháp luật giao thông "Liên Cục Đường thủy - Cảnh sát giao thông - Đăng kiểm và liên ngành ở các địa phương kịp thời giải quyết các khu vực có nguy cơ phát sinh "điểm nóng" mất trật tự ATGT".
Trong năm 2021, hàng nghìn cảng, bến thủy, phương tiện được lực lượng quản lý đường thủy tuyên truyền, ký cam kết tuân thủ pháp luật ATGT đường thủy. Cục Đường thủy cũng vận động, quyên góp được hơn 6.200 phao, dụng cụ nổi cứu sinh để cho người dân tại 14 địa phương, góp phần tuyên truyền nâng nhận thức xã hội về ATGT đường thủy, đặc biệt người dân sử dụng phương tiện nhỏ, dân sinh vùng khó khăn.
Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Vũ Hải cho biết, nhóm phương tiện thủy cỡ lớn có sự chuyển biến tích cực trong chấp hành đăng ký, đăng kiểm. Tuy nhiên, lo ngại nhất là phương tiện gia dụng loại nhỏ. Năm qua, các lực lượng, địa phương tăng cường tuyên truyền, quản lý giúp ngăn ngừa TNGT do phương tiện thủy loại nhỏ, gia dụng và góp phần quan trọng trong kết quả kéo giảm TNGT đường thủy.
"Phương tiện thủy gia dụng (dưới 15 tấn, 5-15CV) là nhóm có nguy cơ cao nhất gây TNGT đường thủy và thiệt hại về người. Thời gian tới, công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy cần tiếp tục quan tâm, tăng cường tuyên truyền, vận động nâng nhận thức và quản lý sát sao đối với nhóm phương tiện này"- ông Nguyễn Vũ Hải thông tin.
Năm 2021 toàn quốc xảy ra 53 vụ TNGT đường thủy, làm chết 35 người và 1 người bị thương. So với năm trước giảm hơn 23% số vụ (giảm 16 vụ), hơn 25% người chết (12 người) và hơn 85% người bị thương (giảm 6 người). Trong đó, xảy ra 2 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết 7 người đều do phương tiện thủy gia dụng (không đủ điều kiện an toàn phương tiện, cứu sinh) gây ra.
Theo ông Nguyễn Vũ Hải, những năm gần đây, đối với các hoạt động cảng bến thủy nội địa đã có nhiều sự chuyển biến tích cực về cả chất và lượng, đặc biệt ý thức và hiểu biết pháp luật của các chủ phương tiện, đội ngũ thuyền viên trực tiếp tham gia hoạt động đón trả hành khách tại cảng được nâng lên rõ rệt.
100% không có phương tiện nào quá tải được phép rời bến; sự phối hợp giữa chủ cảng và các lực lượng chuyên ngành tại cảng cũng được nâng cao và hợp lý trong các quy trình phối hợp. Công tác đảm bảo an toàn giao thông tại cảng bến và hoạt động vận tải hành khách luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong các chỉ đạo, phối hợp nghiệp vụ tại cảng.
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 259/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2025.
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được vừa có đề xuất kết nối và kéo dài các tuyến metro hiện có đến các địa phương lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kinhtedothi - Bộ Xây dựng có văn bản về việc phối hợp chỉ đạo, xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh - đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.