Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tại sao Mohamed Ali là nỗi ô nhục của cộng đồng da màu?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phản bội tình cảm cao đẹp vô ngần của người anh em cùng màu da và cũng là đối thủ, ân nhân lớn nhất của đời mình là - Mohamed Ali đã trở thành nỗi ô nhục của cộng đồng da màu… Rất may là trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã lấy lại được lòng tin yêu của những người nhiều năm nay coi ông là “Bác Tôm của thế giới quyền anh”

Kinhtedothi - Phản bội tình cảm cao đẹp vô ngần của người anh em cùng màu da và cũng là đối thủ, ân nhân lớn nhất của đời mình là - Mohamed Ali đã trở thành nỗi ô nhục của cộng đồng da màu… Rất may là trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã lấy lại được lòng tin yêu của những người nhiều năm nay coi ông là “Bác Tôm của thế giới quyền anh”
Sự phản bội khiến thế giới ngiêng mình

Năm 2011, khi tay đấm Joe Frazier vĩ đại qua đời, kênh truyền hình HBO đã công bố những thước phim về mưu mô của các nhà kinh doanh thể thao trong trận quyền anh siêu kinh điển “Thrilla in Manila” năm 1975. Âm mưu sau sàn đấu này đã biến Mohamed Ali vĩ đại thành nỗi sỉ nhục với cộng đồng da màu, khi ông phản bội người anh em cùng màu da...

Hai cột mốc lớn nhất trong cuộc đời Mohamed Ali đều xảy ra trên một vùng đất xa xôi vào thời điểm đang hứng chịu bom đạn Mỹ. Năm 1967, khi đang trên đỉnh vinh quang, võ sĩ huyền thoại đã có một quyết định chấn động thế giới: Từ chối tham chiến tại Việt Nam.
Mohamed Ali và Joe. Frazier hai con người mà thế giới quyền anh sẽ mãi phải nhắc đến
Mohamed Ali và Joe. Frazier hai con người mà thế giới quyền anh sẽ mãi phải nhắc đến
Chấp nhận mọi hình phạt chứ không chịu mang sức mạnh hủy diệt của mình trên võ đài để tàn sát những người dân vô tội cách nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, cái giá phải trả là không nhỏ: Bị tước đai vô địch và bị phạt tù 5 năm. Gần 50 năm trước, Mohamed Ali đã là “kẻ bội phản vĩ đại nhất" khi từ chối tham chiến tại Việt Nam. Thế giới và những người dân Việt Nam đang hứng chịu đạn bom của đế quốc nghiêng mình và rơi lệ trước hành động cao đẹp của nhà vô địch quyền anh huyền thoại.

Chính Mohamed Ali cũng không biết rằng, sau đó, cũng chính trên mảnh đất Đông Nam Á ấy, ông lại có mặt trong một trận đấu được mệnh danh là vĩ đại nhất trong lịch sử quyền Anh thế giới… Nhưng đó là chuyện của 8 năm sau.

Còn trong lúc khốn khó ấy, thế giới quyền Anh và người hâm mộ trên toàn thế giới lại một lần nữa rơi lệ vì một tình bạn tận tụy, chân thành của người anh em cùng màu da - Đó là tình cảm và hành động của võ sĩ Joe Frazier dành cho Mohamed Ali. Khi Mohamed Ali mất tất cả: Vinh quang, cơ hội thi đấu và cả tự do… Joe đã không biết mỏi mệt vận động Liên đoàn Quyền Anh và Chính phủ Mỹ để xin cho Mohamed ra tù và sớm trở lại võ đài.

Phong trào này sau đó lan rộng ra các VĐV và người hâm mộ quyền anh cũng như những người yêu hòa bình trên toàn thế giới. Chính nhờ Joe và những hoạt động không mệt mỏi ấy, Chính phủ và Liên đoàn Quyền Anh Mỹ phải nhượng bộ. Năm 1969, Mohamed Ali được ra tù và năm 1970, ông có trận đấu đầu tiên sau quyết định phản chiến. Năm 1971, ông đã so găng với Joe và ông đã thua.

Tính đến lúc đó, trận thua trước Joe là trận thua duy nhất trong sự nghiệp của Mohamed Ali...

Ai là Bác Tôm?

Nhiều năm sau trận thua, bất ngờ Mohamed Ali tuyên bố: Trận thua duy nhất đời mình ấy là để "trả ơn" cho Joe. Bây giờ "ơn đền, oán trả" đã xong nên cần một cuộc tái đấu công bằng hơn... Tất nhiên một người bao dung và tận tụy như Joe không thể để cơn bốc đồng ấy phá hỏng tình bạn, ông từ chối thi đấu.

Vậy là Mohamed Ali thành con "thú điên". Từ đó trở đi, trong túi Mohamed Ai luôn có một con khỉ đột xấu xí bằng cao su và ông bảo đó là Joe. Có dịp là Mohamed Ali lại lôi con khỉ ấy ra trước công chúng để cắn cấu, lấy kim đâm... Đáp lại hành vi điên cuồng ấy, Joe vẫn cười nhạt và Mohamed Ali đã phạm phải một sai lầm không thể tha thứ: Gọi Joe là Bác Tôm.

Xin nói rõ: Bác Tôm là một nhân vật văn học Mỹ. Đó là một nô lệ da đen tràn đầy tình yêu và lòng tận tụy với những cậu chủ người da trắng. Nhưng nhân vật tiêu biểu cho phong trào bãi nô này lại gây xúc phạm cho cộng đồng người da đen. Với họ, nô lệ về mặt thể xác đã là quá đủ, Bác Tôm còn đi xa hơn, là nô lệ về mặt tinh thần. Chính vì thế, dân da đen dùng từ Bác Tôm để chỉ những người qụy lụy, hèn hạ, bợ đỡ người da trắng. Có thể hiểu, Mohamed Ali cho rằng Joe không dám đấu với mình vì nghe theo những ông chủ người da trắng... Đến nước này cuộc chiến không thể không diễn ra.
Tại sao Mohamed Ali là nỗi ô nhục của cộng đồng da màu? - Ảnh 1
Ngày 1/10/1975 tại Manila (Philippines) diễn ra trận đấu mà các nhà bình luận sau đó mô tả: "Muốn biết sự tàn bạo tột cùng của môn thể thao khốc liệt này; muốn biết sức hấp dẫn khủng khiếp của một trận giác đấu và muốn biết vẻ đẹp của môn quyền Anh, đến võ đài tại Manila, chúng ta sẽ có đủ các câu trả lời".

Trận đấu ngang sức ngang tài vô cùng gay cấn, cuối hiệp 14, Joe dù sung sức hơn, nhưng HLV của ông vẫn quyết định xin dừng trận đấu, Joe đã bị mù hoàn toàn vào thời điểm ấy (một mắt bị hỏng từ trước trận đấu nhưng thông tin đó được giấu kín). Khi trọng tài tuyên bố phần thắng thuộc về Mohamed Ali thì không phải là Joe mà chính Mohamed Ali gục ngay xuống sàn đấu vì kiệt lực.

Sau trận đấu, trái với thái độ hung hăng lúc đầu, Mohamed Ali hết lời ca tụng Joe.

36 năm đã trôi qua, vừa rồi một bí mật mới được tiết lộ, sau buổi họp báo về trận đấu, Mohamed Ali đã gặp con trai Joe và nhắn: "Cho ta gửi lời xin lỗi đến bố cháu, về tất cả lời lẽ và hành động của ta, sự xúc phạm mà ta dành cho cha cháu là không đúng. Ta hổ thẹn nên không dám gặp cha cháu". Tuy nhiên, con trai Joe quá tức giận vì những gì mà Mohamed Ali đã làm với cha mình ngoài sàn đấu nên đã không chuyển lời đến cha mình. Cũng xin nói thêm, theo phong tục của đại đa số những dân tộc tại lục địa đen, gửi lời xin lỗi qua con của người được xin lỗi là hành vi hạ mình hết mức (tự coi mình chỉ đáng hàng con). Đã từng bị Ali miệt thị là “Khỉ đột” và “Bác Tom”, nhưng cho đến gần cuối đời, Frazier tuyên bố: “Tôi tha thứ cho anh ta”.

Mohamed Ali chắc chắn đã cảm nhận được sự tủi hổ khi xúc phạm người bạn đáng kính, tuy nhiên, ông vẫn buộc phải làm như vậy không phải vì khát khao danh tiếng cũng như tiền bạc, ông buộc phải làm thế để quyền anh từ đó có một bước tiến dài, trở thành môn thể thao hấp dẫn thứ nhì (sau bóng đá) suốt bao nhiêu năm nay.

Hóa ra cuộc khẩu chiến và thái độ hung hăng của Mohamed Ali là kịch bản của những người da trắng, những ông bầu tổ chức sự kiện thể thao đặc biệt này. Trận đấu được marketing từ nhiều năm trước đã có một thành công vang dội về mặt doanh thu. Sự tận tụy của Mohamed Ali với người da trắng đã khiến trận đấu lịch sử ấy có lượng khán giả lịch sử: 28.000 người. Và cũng là lần đầu tiên một trận đấu quyền anh được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình và phát thanh. 

Tuy nhiên, Mohamed Ali đã mất đi tình bạn cao thượng nhất của một người anh em cùng màu da. Sau bao nhiêu năm, thế giới quyền Anh mới biết ai là “Bác Tôm” hồi ấy. Giờ đây tại thế giới bên kia, có lẽ Joe. Frazier và Mohamed Ali đang thanh thản bên nhau ôn lại kỷ niệm đẹp về trận “Thrilla in Manila” ngày cũ.