Tại sao phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc quy hoạch này nhằm đảm bảo việc sử dụng kho số viễn thông được tiết kiệm và hiệu quả hơn so với trước đây.

Như thông tin được Kinh tế & Đô thị Online đã đăng tải, theo Thông tư 22 Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ TT&TT vừa ban hành, bắt đầu từ 1/3/2015, mã vùng điện thoại cố định của 59/63 tỉnh, thành phố sẽ thay đổi. Đại diện Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cho biết, việc thay đổi này là nhằm đảm bảo việc sử dụng kho số hiệu quả, thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng không tích cực có thể phát sinh đối với doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.

Bộ TT&TT đưa ra thống kê, trong những năm vừa qua số lượng thuê bao điện thoại di động ngày càng tăng, ngược lại số lượng thuê bao điện thoại cố định ngày càng giảm. Và xu hướng này có thể vẫn tiếp diễn trong những năm tới. Hiện tại, tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động khoảng 130 triệu, trong đó số lượng thuê bao cố định chỉ gần 7 triệu tương đương với khoảng 5,4% tổng số thuê bao.
Tại sao phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định? - Ảnh 1
Tuy nhiên theo quy hoạch cũ (Quyết định số 52/2006/QĐ-BBCVT), thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2. Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động. Về lâu dài, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông di động sẽ dẫn đến thiếu số cho di động trong khi thừa số cho cố định.

Chính vì vậy, quy hoạch mới đã giải quyết vấn đề trên bằng việc quy định 1 đầu mã làm mã vùng; 8 đầu mã làm mã mạng, trong đó 6 đầu mã làm mã mạng cho mạng di động, 1 đầu mã làm mã mạng sử dụng cho thuê bao di động là thiết bị và 1 đầu mã làm mã mạng cho các mạng viễn thông khác như mạng viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông dùng riêng, mạng điện thoại Internet và dự phòng.

Bên cạnh đó, trên thực tế sử dụng hiện nay, số điện thoại cố định của các tỉnh/thành phố đang có độ dài mã vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao là 7 hoặc 8 chữ số. Chính vì vậy độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là không thống nhất, tùy theo tỉnh/thành phố mà độ dài quay số là 10 hoặc 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia "0". Điều này dẫn đến tình trạng gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.

Nhằm khắc phục điều này, phía Bộ TT&TT cho biết, quy hoạch mới quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể. Như vậy, độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia "0".

Bắt đầu từ 1/3, mã vùng của các tỉnh/thành phố sẽ được thay đổi như sau: 

 
Tỉnh, thành Mã vùng cũ Mã vùng mới
Hà Nội  4 24
TP Hồ Chí Minh 8 28
Đà Nẵng  511 236
Hải Phòng 31 225
Cần Thơ 710 292
Thừa Thiên Huế 54 234
Quảng Ninh  33 203
Thanh Hóa 37 237
Khánh Hòa 58 258
Lâm Đồng  63 263
Cao Bằng 26 206
Cà Mau  780 290
Lai Châu  231 213