Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tạm đình chỉ công tác giáo viên để 6 trẻ em bị đánh bầm tím

Kinhtedothi - Liên quan tới việc 6 trẻ lớp 5 tuổi tại trường mầm non xã Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) với những vết thương bầm, tím khắp cơ thể, hiện giáo viên được phân công quản lớp học đã bị tạm dừng việc đứng, quản lý lớp học.

Trao đổi với phóng viên, Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghĩa Đàn Phạm Huy Sơn thông tin, sau khi sự việc xảy ra Trường mầm non xã Nghĩa Lộc đã họp và quyết định tạm thời cho dừng đứng lớp, bố trí công việc khác đối với giáo viên để xảy ra việc nhiều trẻ bị đánh trong giờ học với những vết thương bầm, tím khắp cơ thể. 

Giáo viên bị tạm đình chỉ công tác đứng lớp tên là cô Đào Thị Soa. Việc tạm đình chỉ một phần để giáo viên này phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan để làm rõ việc nhiều trẻ bị đánh trong giờ học.

Trong thời điểm tạm đình chỉ công tác đứng lớp, trường sẽ phân công công việc khác trong trường cho cô Soa, cô Soa vẫn làm việc bình thường tại trường trong giờ hành chính. 

Sự việc 6 cháu bé lớp 5 tuổi tại trường mầm non xã Nghĩa Lộc bầm tím khắp cơ thể sau giờ học khiến phụ huynh, dư luận bức xúc. 

Liên quan tới vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn Võ Tiến Sỹ cũng đã có chỉ đạo nóng đối với các đơn vị liên quan, khẩn trương vào cuộc xác minh rõ.

Quy trách nhiệm cụ thể và tham mưu thực hiện quy trình kiểm điểm kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan Công an điều tra xử lý theo quy định pháp luật khi có căn cứ.

Yêu cầu Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện phối hợp với địa phương ổn định tình hình trong nhà trường, trên địa bàn để bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt công tác bảo đảm an toàn cho trẻ. Kịp thời thăm hỏi sức khỏe các cháu bé, trao đổi chia sẻ với phụ huynh học sinh.

Phối hợp với Phòng Nội vụ, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao của Hiệu trưởng mầm non Nghĩa Lộc. Việc thực hiện quy định quản lý viên chức, việc bố trí, phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên tại trường. Quy trách nhiệm cụ thể, làm cơ sở tham mưu xử lý kỷ luật theo quy định. 

Yêu cầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thăm hỏi động viên gia đình, trẻ bị ảnh hưởng. Rà soát xác minh hoàn cảnh gia đình các cháu để có phương án kêu gọi, hỗ trợ khi cần thiết. 

Nêu quan điểm về vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn Võ Tiến Sỹ cho biết, địa phương đã chỉ đạo xác minh, xử lý nghiêm và sớm có thông tin chính thức, rõ ràng về vụ việc. 

Trong 6 em bị đánh có hai em với chi chít những vết thương bầm, tím từ mặt, lưng, chân...

Như trước đó báo Kinh tế & Đô thị đã thông tin, báo cáo từ trường mầm non Nghĩa Lộc cho thấy, Lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Nghĩa Lộc có 43 trẻ, do 2 giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Chiều ngày 7/10, trường mầm non Nghĩa Lộc phân công cô Nguyễn Thị Mai (giáo viên chủ nhiệm) thực hiện việc cập nhật thông tin nhà trường lên Cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phòng y tế và cô Lê Thị Ly (giáo viên chủ nhiệm) đến phòng học khác chuẩn bị nội dung bài soạn, đồ dùng để tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường theo kế hoạch của Phòng Giáo dục & Đào tạo. Nhà trường bố trí cô Đào Thị Soa, là giáo viên lớp 3 tuổi C1 sang quản lý lớp 5 tuổi A2 trong thời gian 2 Giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ khác.

Đến cuối giờ trả trẻ, cô Nguyễn Thị Mai phát hiện nhiều trẻ có vết thương bầm tím trên cơ thể. Ngay sau đó xác minh thì nắm được 6 cháu bị một bạn đánh. Sau khi đón trẻ, phụ huynh vì lo lắng sức khỏe của bé nên đưa con đi bệnh viện khám, điều trị. 

Ngay sau đó phía giáo viên cũng như nhà trường có trao đổi thông tin sự việc với các phụ huynh có con bị đánh bầm, tím khắp cơ thể nhưng phía phụ huynh không đồng tình. Do đó họ đã đưa những hình ảnh các bé bị đánh kèm theo những chia sẻ bức xúc lên mạng xã hội, sự việc khiến dư luận địa phương bàng hoàng.  

Nghệ An: kè sông Gang bị sạt lở sau khi đưa vào sử dụng chưa lâu

Nghệ An: kè sông Gang bị sạt lở sau khi đưa vào sử dụng chưa lâu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ