Tâm động không bằng hành động

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ người lao động không có việc làm vẫn cao, trong các cuộc thi tay nghề, đoàn Việt Nam luôn đứng trong top dẫn đầu nhưng năng suất lao động lại thấp đến mức khó tin…

Đó là thực tế khiến nhiều người phải suy nghĩ. Có không ít DN than thở, DN gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, bởi trong số hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hồ sơ xin việc, hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học nhưng khả năng làm việc của các ứng viên dự tuyển là con số 0. Do vậy, DN luôn phải đào tạo lại từ đầu. Và phải mất thời gian nhanh cũng từ 6 tháng đến 1 năm để lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Một số DN khác còn giải quyết khủng hoảng nhân lực bằng cách sa thải bớt lao động, cắt giảm bớt nhân viên. Và khi nền kinh tế khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, khả năng thăng tiến của nhân viên.

Tuy nhiên, trong khi không ít DN loay hoay với bài toán tuyển dụng, đào tạo, sa thải những lao động, bộ phận bị cho là kém hiệu quả, thì có không ít DN chọn cách ngược lại, nhân cơ hội này để tăng cường nâng cao các chế độ ưu đãi nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Thậm chí, chiến lược nhân sự của nhiều DN không đơn giản chỉ là lương, thưởng, chế độ bảo hiểm... mà còn chú trọng đến việc tạo một thương hiệu tốt, có uy tín với cộng đồng. Điều này không chỉ tăng động lực làm việc của từng nhân viên mà còn giúp mỗi nhân viên thêm hãnh diện và tự hào khi làm việc tại DN. Thực tế, kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy họ nổi tiếng với khẩu hiệu "công việc trọn đời". Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền lương và thuyên chuyển công nhân viên sang bộ phận khác.

Việc áp dụng những phương thức trên giúp DN tận dụng thời cơ các đơn vị khác thu hẹp sản xuất, kinh doanh để chiếm thị phần, đồng thời sẵn sàng nắm bắt khi cơ hội đến. Thay vì than thở về nguồn nhân lực, về năng suất lao động, những cách mà một số DN đã và đang làm nói trên thể hiện sự năng động và cách làm mới tạo nên hiệu quả từ trong chính những thách thức mà DN khó có thể tránh khỏi khi kinh tế ngày một hội nhập sâu, rộng hơn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần