Tán sỏi qua da cho bệnh nhân mắc HIV
Bệnh nhân N.V.T, nam, trú tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có tiền sử HIV, điều trị ARV 7 tháng và bị sỏi thận nhiều năm nay. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau hố thắt lưng trái, có nhiều đợt nhiễm trùng tiết niệu, tiểu buốt, rát, và tiểu ra máu.
Được biết, anh T. đã đi khám ở nhiều nơi và được chỉ định mổ lấy sỏi, nhưng chưa đồng ý can thiệp vì e ngại mổ mở nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao, do hệ miễn dịch suy giảm và nguy cơ phơi nhiễm cho kíp mổ.

Tuy nhiên, khi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, các bác sĩ đã tư vấn điều trị bằng kỹ thuật tán sỏi qua da mới. Đây là kỹ thuật có nhiều ưu điểm với vết mổ rất nhỏ, chỉ 8mm, giúp giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cho bệnh nhân và tránh nguy cơ phơi nhiễm cho kỹ thuật viên.
Theo bác sĩ Bùi Trường Giang - Phụ trách khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, kỹ thuật nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả cao. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng 1 kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận.
Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng bằng dụng cụ nong để đạt được kích thước mong muốn, qua đó cho phép đưa vào máy nội soi và dùng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn và đồng thời hút ra ngoài.
Sau đó, cũng qua đường hầm, bác sỹ đặt một ống thông thận giúp việc chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông này sẽ được rút ra sau 24 - 48 giờ.
Theo bác sĩ Bùi Trường Giang, việc tán sỏi qua da cho bệnh nhân T. được tiến hành trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Bệnh nhân sau mổ 1 ngày tỉnh táo đi lại nhẹ nhàng, ăn uống được. Vết mổ không đau nhiều, nước tiểu trong. Kết quả chụp phim X-quang kiểm tra lại đã hết sạch sỏi. Dự kiến, khoảng 5 ngày sau, bệnh nhân sẽ được ra viện.

Ngăn ngừa và loại bỏ sỏi thận
Kinhtedothi - Nếu từng bị sỏi thận và đã điều trị thành công, có lẽ bạn sẽ không muốn lặp lại lần nữa, bởi có thể bạn đã trải qua những cơn đau tồi tệ. Theo một thống kê, sỏi thận phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và khoảng một nửa số người đã từng bị sỏi thận.

Dịch HIV đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam
Kinhtedothi - Từ năm 2020 đến nay, dịch HIV đang có xu hướng gia tăng. Nếu như giai đoạn 2017-2019, mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV, thì hai năm gần đây, mỗi năm có hơn 13.000 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo.

Biến chứng khó lường của bệnh sỏi niệu quản
Kinhtedothi - Theo TS Hoàng Minh Đức – Khoa điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sỏi niệu quản để lâu ngày không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây các biến chứng nguy hiểm, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng.