Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, cấp phép đào đường, hè

Chia sẻ Zalo

KTĐT - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 7903/UBND-QHXDGT, chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải cùng một số đơn vị có liên quan về việc tăng cường kiểm tra công tác quản lý, cấp phép đào đường, hè, đảm bảo an toàn giao thông khi thi công các dự án.

Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, cấp phép đào đường, hè - Ảnh 1
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
 
Qua kiểm tra thực tế công tác đảm bảo an toàn giao thông, quản lý, cấp phép đào đường, đào hè còn có mặt hạn chế, một số công trình chưa có biện pháp thích hợp về đảm bảo ATGT trong quá trình thi công, hoàn trả mặt đường gây mất ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông, các công trình xây dựng còn làm vương vãi bùn, đất, vật liệu, chất thải trên đường,...; để khắc phục kịp thời các tình trạng trên, góp phần đảm bảo ATGT, cảnh quan đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường, UBND Thành phố yêu cầu:

Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc cấp phép đào hè, đường và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng công trình liên quan đến hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố, nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Sở GTVT có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây, các Ban: Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt – Cục đường sắt Việt Nam và các chủ đầu tư có liên quan tăng cường kiểm gia, giám sát việc đảm bảo ATGT khi thi công các dự án trên địa bàn Thành phồ; Giám sát chặt chẽ việc thi công theo giấy phép và việc hoàn trả mặt đường, hè đường đảm bảo chất lượng; Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình theo chuyên ngành;

 
Chỉ đạo Thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, kiên quyết đình chỉ thi công đối với các đơn vị thi công không đúng giấy phép, không tuân thủ các quy định về đảm bảo ATGT khi thi công công trình;

Làm tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông (thường xuyên, đột xuất), đặc biệt là tại các tuyến đường vừa thi công, vừa khai thác như: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông; Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi; Dự án xây dựng đường Cát Linh – La Thành – Yên Lãng (đoạn La Thành – Thái Hà – Láng); Dự án mở rộng, nâng cấp đường 35, huyện Sóc Sơn – giai đoạn 1 v.v... Các tuyến có mật độ giao thông lớn, khu vực cục bộ có nguy cơ ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông và có phương án đảm bảo an toàn giao thông phù hợp thực tế;

Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý hè, đường, kiểm tra, rà soát hệ thống thoát nước, sữa chữa, thay thế kịp thời các biển báo bị hỏng, nắp các hố ga bị mất, bị lún, khơi thông cống, rãnh để đảm bảo thoát nước và vệ sinh môi trường trên các tuyến đường;

Về quy định quản lý, vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông: Sở Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, lấy ý kiến tham gia của các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tư pháp, các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây để hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND Thành phố lần đầu trong tháng 10/2012.

UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây: thực hiện tốt công tác quản lý, cấp phép đào đường, đào hè để thi công các công trình trên các tuyến đường, hè đường do các quận, huyện, thị xã quản lý (theo phân cấp của UBND Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011); Tổ chức duy tu, duy trì để đảm bảo ATGT, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự ATGT theo quy định;

Tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các tổ chức, đơn vị và cá nhân vi phạm trong việc sử dụng hè phố, lòng đường để đảm bảo ATGT, cảnh quan đô thị và đảm bảo thuận lợi cho người đi bộ trên hè đường;

Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, các chủ công trình, Thanh tra xây dựng và các đơn vị có liên quan và các nhà thầu thi công thường xuyên quan tâm thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các dự án, thi công gọn gàng, không bụi bẩn.

Các Ban: Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội; Ban Quản lý Dự án hạ tầng Tả Ngạn, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt Việt Nam và các chủ đầu tư có liên quan: Chịu trách nhiệm về hiệu quả, chất lượng, tiến độ dự án theo chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư; Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các nhà thầu thi công thường xuyên quan tâm thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các dự án, thi công gọn gàng, không bụi bẩn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên các công trình đang thi công.

Các nhà thầu thi công phải có phương án đảm bảo chất lượng thi công, an toàn giao thông, an toàn trên công trường phù hợp thực tế, đảm bảo vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; khi thi công công trình phải có đầy đủ hệ thống biển báo hiệu, rào chắn,.v.v. theo quy định, cử người gác thường xuyên không để người không có trách nhiệm vào khu vực thi công, thi công theo đúng giấy phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do nguyên nhân thi công gây ra.

Sở Xây dựng, Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, đôn đốc Thanh tra xây dựng, cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình, tăng cường kiểm tra quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, xả rác thải, chất thải ra đường và nơi công cộng không đúng quy định, không kịp thời thu dọn phế liệu xây dựng, vật liệu thừa sau thi công, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thi công.