Kinhtedothi - Sáng 1/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) và Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị “Kỹ năng đàm phán trong thương mại quốc tế, hướng dẫn xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”.
Tại hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp ngành gốm sứ chia sẻ, trong những năm gần đây, thị phần xuất khẩu gốm sứ sụt giảm. Nguyên nhân do phải cạnh tranh giá thành với hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan; đồng thời, kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu chưa chuyên nghiệp nên thường đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng đàm phán, phòng vệ thương mại qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đại diện doanh nghiệp trao đổi với chuyên gia về phòng vệ thương mại. Ảnh: Hoài Nam
Theo Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh, để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán với đối tác quốc tế, HPA và Cục Phòng vệ Thương mại sẽ tập trung cung cấp các kiến thức về đàm phán trong giao dịch thương mại, kỹ năng ký kết hợp đồng. Qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp, hiệp hội về các biện pháp phòng vệ thương mại một cách chủ động, hiệu quả.
Tại hội nghị, TS Hoàng Hải Yến (trường Đại học Ngoại thương) chia sẻ những nội dung về lý luận, kỹ thuật đàm phán trong giao dịch thương mại; Tổng quan về những biện pháp phòng vệ thương mại trong quá trình thực thi các FTA và pháp luật của Việt Nam. Đồng thời hướng dẫn xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và thúc đẩy xuất khẩu một cách bền vững và hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu tác động bất lợi từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, bảo đảm sự cạnh tranh cạnh tranh so với hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khác.
Kinhtedothi - Xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang phải đối diện với các rào cản thương mại, nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) do các thị trường quốc tế đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ.
Kinhtedothi - Ngày 1/8/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanma.
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhưng doanh nghiệp đang phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ngày càng tăng. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh các hoạt động cảnh báo sớm, chống gian lận xuất xứ.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang ngày càng lan rộng trên mọi lĩnh vực, các nền tảng thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả và linh hoạt cho các sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, thực tiễn tại Ninh Bình cho thấy hành trình đưa sản phẩm nông thôn hòa nhập không gian số đang đối mặt với không ít rào cản.
Kinhtedothi - Gốm sứ Bát Tràng với bề dày lịch sử 700 năm, đã phát triển mạnh mẽ từ một làng nghề truyền thống trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay, gốm Bát Tràng không chỉ là trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất Việt Nam, mà còn là điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Kinhtedothi - Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho DN và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Kinhtedothi - Với mục tiêu phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trải nghiệm bán lẻ hiện đại, tháng 7/2025, WinMart liên tiếp ra mắt hai siêu thị mô hình mới tại Hà Nội và Đà Nẵng theo định hướng đa trải nghiệm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm bán.
Kinhtedothi - Nhiều sản phẩm OCOP của Ninh Bình đã phát huy được thế mạnh, nguồn nguyên liệu được tận dụng, sẵn có tại địa phương, tạo nên những sản phẩm OCOP là đặc sản vùng miền.