Tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.
Theo đó, để đảm bảo hiệu quả và nâng cao công tác quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở VH&TT thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng. Ảnh minh họa
Đồng thời phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, tạp chí để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị của các di tích, sự cần thiết bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trước khi triển khai để Nhân dân được biết, tích cực tham gia.
Bên cạnh đó, người đứng đầu chính quyền chịu trách nhiệm toàn diện trước Thành ủy, HĐND TP và UBND TP về hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích trên địa bàn có trong danh mục kiểm kê, được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của TP và quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO theo quy định của Luật Di sản văn hóa đã được ban hành.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, xếp hạng di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thuộc địa bàn quản lý.
Sở VH&TT tổ chức triển khai tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến thi hành Luật Di sản văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả. Đồng thời, hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về cơ sở cho doanh nghiệp, người trực tiếp trông coi di tích và Nhân dân theo phân cấp quản lý di tích của TP, các quy định mới của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; cập nhật, tổ chức các chương trình, hoạt động tương tác, xã hội hóa để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương.
Cùng với đó, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích theo nội dung đã được Bộ VHTT&DL, Cục Di sản văn hóa, Sở VH&TT thẩm định theo quy định.
Các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tư pháp căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở VH&TT, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa năm 2024 và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, xếp hạng di tích trên địa bàn TP đúng quy định.
Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng đã có Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Theo đó, Bộ VHTT&DL đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trên địa bàn tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình kiểm kê, xếp hạng mới di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Thực hiện hiệu quả, kịp thời cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền trong việc tham mưu, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa từ T.Ư tới địa phương.
Từ ngày 1/7/2025, Luật Di sản văn hóa (Luật số 45/2024/QH15 ngày 23/11/2024) có hiệu lực thi hành, giao UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn được đưa vào các danh mục kiểm kê, được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO. Bộ VHTT&DL đề nghị UBND các tỉnh, TP chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả.

ĐBQH lo ngại tu bổ di tích lấy số lượng sẽ "giảm tuổi thọ" di tích
Kinhtedothi-"Chúng ta cần hết sức thận trọng. Bảo tồn di tích nghĩa là chữa bệnh cho di tích. Mà chữa bệnh phải biết có bệnh gì mới chữa, nếu lao vào làm cho đủ số lượng thì công trình nghìn năm tuổi sau khi bảo tồn lại còn có 1 tuổi" - đại biểu Quốc hội Trần Việt Anh nêu.
Cử tri huyện Đan Phượng kiến nghị quan tâm tu bổ di tích xuống cấp
Kinhtedothi - Chiều 16/7, Tổ đại biểu HĐND TP Hà Nội, Đơn vị bầu cử số 25 đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Đan Phượng sau Kỳ họp thứ 17, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai
Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL vừa có Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.