Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng độ bao phủ của các chính sách cho người cao tuổi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 15/10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp cùng Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam ( UNFPA) đã tổ chức hội thảo đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số và người cao tuổi.

Theo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi của Vụ các vấn đề xã hội (Văn phòng Quốc hội) cho thấy, năm 2014 Việt Nam có 9,4 triệu người cao tuổi, chiếm 10,5% tổng dân số. Người cao tuổi tham gia BHYT còn rất thấp, chiếm 55%. Trong khi đó, nhận định của UNFPA cho thấy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Năm 2014, số người cao tuổi tăng 10,5% trong tổng dân số và dự đoán sẽ tăng gấp đôi là 23% vào năm 2040. Các đại biểu thống nhất cho rằng, phải xây dựng kế hoạch tốt hơn về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người cao tuổi, cùng nhiều vấn đề quan trọng khác. Trưởng nhóm Dân số và Phát triển, đại diện UNFPA tại Việt Nam Lê Bạch Dương góp ý: Cần có các chương trình, chính sách toàn diện đảm bảo an sinh và phúc lợi cho người cao tuổi; khuyến khích mở rộng độ bao phủ của an sinh xã hội, hưu trí và việc làm tới người cao tuổi. Nhiều ý kiến cũng đồng tình, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT cần được xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với xu hướng dân số ngày càng già đi để đảm bảo rằng người già không bị lãng quên và khuyến khích sự đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, cộng đồng; tiếp tục tăng cường giám sát thực hiện pháp luật về người cao tuổi…