Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng lương giáo viên thế nào để thầy cô không phải "chân trong, chân ngoài"?

Theo VOV
Chia sẻ Zalo

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến, trong đó đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Theo Bộ GD-ĐT, các chính sách về tiền lương, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo được quy định tại dự thảo Luật: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ".

Dự thảo Luật Nhà giáo cũng quy định, tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến, trong đó đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp  
Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến, trong đó đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp  
Điều này hướng tới việc giúp các nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp, thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo, thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành Giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn…

Thông tin về việc lương tăng cùng với đó là nhiều các chính sách hỗ trợ cho các nhà giáo hiện đang mang tới niềm hy vọng cho rất nhiều thầy cô, khi đã từ lâu việc lương thấp khiến giáo viên chật vật làm nghề vẫn luôn tồn tại.

Cô giáo Trần Thị Quyên -  Hiệu trưởng Trường tiểu học Văn Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, giáo viên ai cũng mừng khi mức lương, đời sống được quan tâm nhiều hơn, đây cũng là động lực để các thầy cô thêm yêu nghề, cống hiến và gắn bó với nghề. Tuy nhiên dù được cho là mức “ưu tiên xếp cao nhất” so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nếu đề xuất được thông qua, số tiền lương tăng của giáo viên có “đủ sống” hay có phát huy được hết mong đợi hay không vẫn khiến nhiều người trăn trở.

Cô giáo Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường mầm non Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội chia sẻ: "Nghe thông tin lương tăng, các giáo viên cũng quan tâm rất nhiều, tuy nhiên, thực sự số tiền tăng lên đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề là khá ổn, trước đây là khoảng 3-4 triệu thì sau khi tăng lên sẽ là khoảng 7-8 triệu, còn với các giáo viên có thâm niên, số tiền tăng lại không đáng kể".

Trong khi đó, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam đưa ra câu hỏi: "Lương cao nhất nhưng là cao bao nhiêu, có đủ sống hay không? Có thu hút được người tài hay không đó mới là bài toán. Còn cao vài đồng hơn thiên hạ thì cũng chẳng để làm gì”. 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam  
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam  
TS Nguyễn Tùng Lâm cũng nhấn mạnh, phải chăng “cái khái niệm cao nhất phải được làm rõ… phải đảm bảo đủ sống để giáo viên người ta làm nghề, để họ đỡ phải chân trong, chân ngoài”.

Trước đó, tại phiên họp của ban soạn thảo, tổ biên soạn Dự án Luật Nhà giáo (dự kiến trình Chính phủ vào tháng 7/2024) mới đây tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: "Quá trình xây dựng dự án Luật Nhà giáo phải bảo đảm được nguyên tắc “Xây dựng Luật Nhà giáo phải để phát triển lực lượng nhà giáo”. Và quan trọng hơn cả là phải trả lời được câu hỏi: “Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?”.