Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ninh Bình: công tác chấm thi tốt nghiệp THPT phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh

Kinhtedothi - Ngày 3/7, đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đã kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Ninh Bình.

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Ninh Bình, Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Ninh Bình Hà Lan Anh cho biết, trước thời điểm sáp nhập 3 tỉnh, các đơn vị đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, xây dựng kế hoạch cụ thể, thành lập các ban chỉ đạo.

Địa phương xác định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt giai đoạn chấm thi hết sức quan trọng. Ngay từ ngày 1/7, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã kiện toàn Hội đồng thi tỉnh Ninh Bình và các Ban của Hội đồng thi theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo của kỳ thi với một Hội đồng thi, nhiều Ban chấm thi, Ban làm phách, Ban thư ký theo đúng quy chế thi và quy định hiện hành.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết, Ban chấm thi số 2 của tỉnh Ninh Bình gồm khu vực chấm thi trắc nghiệm và tự luận được bố trí tại Trường THPT Nguyễn Khuyến - phường Nam Định có đầy đủ các phòng làm việc, trang thiết bị bảo đảm đúng quy định, được lực lượng Công an tỉnh bảo vệ giám sát 24/24. Các phòng chấm thi, khu vực chấm thi trắc nghiệm có đủ camera theo quy định.

Cụ thể, công tác chấm thi trắc nghiệm: bố trí hai hệ thống máy chủ, máy trạm riêng biệt để thực hiện chấm bài thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và 2018, bao gồm 2 máy chủ, 10 máy trạm trong đó có 2 máy dự phòng. Chuẩn bị đầy đủ máy quét (5 chiếc), lưu điện (2 chiếc), hệ thống camera, máy in (2 chiếc), hệ thống mạng LAN,… đảm bảo thực hiện việc chấm thi trắc nghiệm hoàn thành trước thời gian quy định từ 3 - 5 ngày.

Về công tác chấm thi tự luận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho hay, khu vực chấm thi được bố trí đầy đủ hệ thống lưu điện, camera an ninh giám sát tất cả các phòng chấm, phòng làm việc của Ban Thư ký. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác chấm thi như văn phòng phẩm, thùng tôn chứa đồ dùng của giám khảo.

Sở GD&ĐT Ninh Bình thực hiện làm phách bài thi tự luận theo phương án đánh phách 1 vòng. Bố trí khu vực làm phách bài thi tại tầng 3 nhà B, Sở GD&ĐT Nam Định (cũ) với đầy đủ các điều kiện sinh hoạt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo an ninh, an toàn, có đầy đủ hệ thống máy tính, các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác làm phách bài thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng động viên tinh thần các thầy cô tham gia chấm thi tại Trường THPT Nguyễn Khuyến. Ảnh: Đình Tuệ

Đảm bảo phương châm 4 "tại chỗ"

Qua trao đổi với lãnh đạo Hội đồng thi tỉnh Ninh Bình, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận, đánh giá cao công tác tổ chức chấm thi; trong đó có việc bố trí lực lượng Công an, thanh tra đảm bảo an ninh an toàn, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện được duy trì và phối hợp các bộ phận rất nhuần nhuyễn.

Dù thực hiện chính quyền địa phương hai cấp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải đảm bảo phương châm 4 "tại chỗ" gồm: chỉ đạo tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ, nhân lực tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Chúng ta cần thống nhất chủ động, rõ về chế độ thông tin báo cáo, rõ đầu mối và rõ trách nhiệm. Không được ép tiến độ, đặc biệt là chấm tự luận vì sẽ kéo theo nguy cơ bị sai sót hoặc chấm nhầm điểm. Công tác chấm thi phải đúng quy định, đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh".

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Ninh Bình là tỉnh mới thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam từ ngày 1/7/2025. Ninh Bình có tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 là 46.667 thí sinh, trong đó có 1.141 thí sinh tự do (Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 45.896 em; Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 771 em).

Gian lận công nghệ cao: Bài học đắt giá từ mùa thi tốt nghiệp THPT 2025

Gian lận công nghệ cao: Bài học đắt giá từ mùa thi tốt nghiệp THPT 2025

Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

03 Jul, 06:30 PM

Kinhtedothi - Việc triển khai chương trình giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Ngày mai (4/7), tra cứu điểm thi lớp 10 trên Báo Kinh tế & Đô thị

Ngày mai (4/7), tra cứu điểm thi lớp 10 trên Báo Kinh tế & Đô thị

03 Jul, 02:24 PM

Kinhtedothi – Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, muộn nhất trong chiều mai (4/7), Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố kết quả thi lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026. Thí sinh và phụ huynh có thể tra cứu điểm thi nhanh và chính xác nhất trên Báo Kinh tế & Đô thị điện tử.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ